Thắng đậm vụ tôm nhờ chế phẩm sinh học

Không khỏi ngạc nhiên khi khách hàng hối hả cân từng mẻ tôm để đưa ra Hà Nội. Nhìn những con tôm to bằng ngón trỏ đang bật tanh tách trên lưới thật sướng mắt.

phan văn cư
Ông Phan Văn Cư xuất bán tôm thương phẩm

Vào dịp cuối tháng 1/2016, trời rét như cắt da cắt thịt, chúng tôi tới đầm tôm thẻ chân trắng của ông Phan Văn Cư ở khối Tân Hải, phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai (Nghệ An) và không khỏi ngạc nhiên khi khách hàng hối hả cân từng mẻ tôm để đưa ra Hà Nội. Nhìn những con tôm to bằng ngón trỏ đang bật tanh tách trên lưới thật sướng mắt.

Ông Phan Văn Cư phấn khởi cho biết, vụ đông 2015 dự đoán thời tiết sẽ ấm như năm trước nên ông mạnh dạn thả 60 vạn con tôm giống. Từ đó đến nay mới nuôi được gần 90 ngày mà tôm đã đạt trọng lượng bình quân 70 con/kg. Nếu không bị đợt rét kéo dài gần 10 ngày qua thì đến thời điểm này tôm sẽ đạt 60 con/kg. Mấy ngày qua tôi đã bán được 3 tấn, giá bình quân 200.000 đồng/kg, thu 600 triệu đồng. Hiện trong đầm còn trên 5 tấn nữa. Tôm vụ đông mà được như vậy là thắng lớn. Nếu trừ chi phí đầu tư hết khoảng 450 triệu (thức ăn, chế phẩm sinh học, tiền điện và công) lãi ròng khoảng 1,1 tỷ đồng".

Thấy chúng tôi trầm trồ, ông Hồ Ngọc Phương, một người nuôi tôm ở phường Quỳnh Phương cho biết: “Đầm tôm của ông Cư hiện chỉ còn lại chưa đầy 7.000 m2, nhưng năm nào, vụ nào cũng thu lãi khủng. Vụ xuân 2015, tại đầm tôm này ông Cư thả 70 vạn con (mật độ trên 100 con/m2) hết 90 triệu đồng tiền giống + chi phí tiền thức ăn, chế phẩm sinh học, tiền công hết khoảng 500 triệu. Cuối vụ thu được 12 tấn tôm thương phẩm (trọng lượng 65 con/kg). Riêng vụ xuân 2015, do mức giá chỉ được 190.000 đồng/kg đã thu được gần 2,3 tỷ đồng. Lãi ròng được 1,7 tỷ đồng".

Ông Phan Văn Cư cho biết: “Đầm tôm của tôi sau 2 lần bị thu hồi bớt diện tích để làm khu dân cư, hiện chỉ còn lại 6.700 m2. Do đó để nuôi tôm thẻ chân trắng thành công trên diện tích đầm chật hẹp và ít ỏi này, năm 2011 và 2012 tôi quyết định lấy hơn 1,5 tỷ đồng vốn tự có và vay thêm 1,2 tỷ đồng từ ngân hàng để đầu tư vào xây dựng cơ bản hết 2,7 tỷ đồng. 

Vì thế, hệ thống nuôi tôm của tôi hơn hẳn của các hộ khác chính là nhờ có 2 dàn giếng khoan, một dàn lấy nguồn nước ở tầng nước mặn và một dàn lấy nguồn nước ở tầng nước ngọt để đưa vào đầm tôm + hệ thống bể lóng cùng với cống thoát nước ngầm bằng chế độ xi phông tự động nhằm đưa nước thải ra khỏi đầm.

Riêng bờ đầm cả 4 phía đều được đổ bằng xi măng cốt thép, chỉ có đáy lót bằng lớp bạt dày. Đợt rét vừa qua, nhiệu độ ngoài trời 8 - 9 độ C kéo dài, tôi phải xả bớt nước trong đầm, thay băng nguồn nước ngầm để tăng nhiệt độ lên nên con tôm mới chịu đụng được rét đấy.

Nhờ xây dựng được hệ thống nuôi tôm khoa học và khá hiện đại nên đầm tôm của tôi từ năm 2013 đến nay chưa bao giờ bịt thất bại. Kể cả khi hàng loạt ao đầm tôm của bà con quanh vùng lần lượt bị chết vì các loại dịch bệnh từ bệnh hoại tủy gan tuỵ, bệnh đốm trắng, bệnh vàng đầu và bệnh phấn trắng nhưng đầm tôm của tôi vẫn không bị hề hấn gì...”.

Cũng theo ông Phan Văn Cư, để đầm tôm của mình luôn thắng đậm, có ba lý do sau: Thứ nhất là phải chủ động được nguồn nước đầu vào. Riêng đầm của ông lấy cả hai nguồn nước mặn và ngọt đều láy từ lòng đất, sau đó được xử lý bằng chế phẩm sinh học và điều chỉnh độ mặn hợp lý nhằm tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt.

Thứ hai là con giống phải đạt chuẩn. Mấy năm nay ngành nuôi trồng thủy sản Nghệ An chỉ khuyến cáo người nuôi tôm nên sử dụng giống của hai đơn vị có thương hiệu tại Việt Nam là CP và Việt Úc. Nhưng do nguồn cung của hai Cty này đều không kịp thời nên ông sử dụng giống tôm của Cty giống Nam miền Trung (đóng tại Bình Thuận). Điều may mắn là tôm giống của đơn vị này đã giúp ông thắng đậm. Từ vụ xuân 2014 nên từ đó đến nay ông trung thành với giống tôm của họ.

Thứ ba là công tác xử lý môi trường để con tôm phát triển nhanh cũng hết sức quan trọng. Mấy năm nay, người nuôi tôm ở Nghệ An lao đao vì các loại dịch bệnh như hoại tủy gan tuỵ, đốm trắng, vàng đầu và phấn trắng. Nhiều hộ thả được 15 - 20 ngày đã dính bệnh, phần đông các hộ chỉ được 30 - 45 ngày là phải thu hoạch non để vớt vát phần nào vốn đã bỏ ra.

Riêng đầm tôm của ông Phan Văn Cư luôn thắng lớn nhờ ông lặn lội vào miền Nam, tìm đến các nhà khoa học để học hỏi cách sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học (từ chế phẩm EM gốc) để áp dụng cho từng loại dịch bệnh. Cho nên mỗi khi các hộ nuôi tôm quanh vùng bị dịch bệnh gì là ông kiểm tra và xử lý ngay khiến đầm tôm luôn an toàn và sạch bệnh. Kèm theo đó là chế độ cho ăn cũng phải khoa học, không được cho thừa thức ăn trong đầm. Nguồn thức ăn nếu tôm không sử dụng hết sẽ là một yếu tố gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước...

Cũng theo ông Phan Văn Cư, tại đầm tôm của mình ông chưa bao giờ sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh. Việc sử dụng Chlorine để xử lý nguồn nước trước khi thả tôm là lợi bất cập hại.

Do lượng Chlorine hòa vào trong nguồn nước để xử lý môi trường sẽ không thể bốc bay hết, một phần sẽ bị lắng xuống đáy, nên chỉ cần gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, hoặc độ mặn trong đầm quá cao là các độc tố tồn dư ấy sẽ phát tán vào nguồn nước, từ đó bùng phát ra dịch bệnh trên tôm.

Nông Nghiệp Việt Nam, 17/02/2016
Đăng ngày 17/02/2016
Sao Mai
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:04 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:04 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:04 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:04 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:04 25/04/2024