Thành công bước đầu mô hình nuôi cá tầm

Những ngày đầu tháng 10, trong chuyến công tác tại huyện Quỳnh Nhai, tôi đến thăm mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi ở bản Nặm Uôn, xã Chiềng Ơn. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những con cá tầm, loài cá chỉ thích nghi ở vùng nước lạnh lại sống khỏe mạnh, phát triển tốt ngay trên hồ thủy điện Sơn La.

nuoi ca tam son la
Mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi.

Say mê nghề thủy sản

Trong ngôi nhà nổi ngay đầu cầu Pá Uôn, bà Vũ Thị Lợi, Chủ nhiệm HTX Hạnh Lợi và mấy công nhân đang mải mê khâu lưới. Sau câu chuyện xã giao, bà Lợi khiêm tốn: Mới nuôi thử nghiệm mấy nghìn con thôi, đã có gì để viết đâu!. Phải mất một lúc thuyết phục bà Lợi mới cởi mở hơn, nhưng tay vẫn không ngừng khâu lưới.

Vốn là người kinh doanh thương mại, nhưng bà Lợi lại rất say mê với nghề nuôi trồng thủy sản. Hợp tác xã của bà ở Tân Phong (Lai Châu), sau khi thủy điện Sơn La đóng đập, bà đã xây dựng 2 mô hình nuôi cá tầm ở đây, nhưng không thành công, do độ dốc lớn, những khi thủy điện Sơn La xả lũ nước hồ xuống thấp, cá không chịu được nóng nên chết hết. Với quyết tâm phải tìm địa điểm thích hợp để nuôi được cá tầm, bà Lợi đã xuôi theo hồ sông Đà, khi đến khu vực huyện Quỳnh Nhai, thấy hồ rộng mênh mông, nước sâu và trong xanh, bà Lợi biết mình đã tìm được địa điểm lý tưởng có thể nuôi được cá tầm.

Bằng những kinh nghiệm của bản thân, cộng với sự giúp đỡ, động viên của các chuyên gia Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cùng với chủ trương của tỉnh Sơn La về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế vùng lòng hồ sông Đà. Bà Lợi đã được tham gia mấy cuộc họp của (VASEP) ở tỉnh Sơn La, được lãnh đạo tỉnh cho phép, tạo điều kiện cho đầu tư, bà đã tích cực đi tham quan, hỏi hỏi thêm kinh nghiệm, sưu tầm tài liệu nghiên cứu về cá tầm và bắt tay vào xây dựng mô hình.

Vượt qua khó khăn, thử thách

Sau khi đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng nhà nổi 1.000m2, với mục đích để phục vụ khách tham quan du lịch, kết hợp dịch vụ bán thức ăn và thuốc thú y cho người nuôi cá, cùng với khu bè nuôi cá rộng 600 m2, tháng 11-2011, bà Lợi thả lứa cá đầu tiên 2.200 con, giống được mua ở Công ty thủy sản 1 Thác Bạc (Lào Cai). Ngay lứa đầu tiên với trên 120 triệu đồng tiền giống bà đã thất bại. Do chưa có kinh nghiệm, giống cá mua quá bé 120 con/kg, mắt lưới của bè nuôi lại to, nên cá ra sông hết, còn lại khoảng 300 con khi nuôi được hơn 1kg/con bị bắt trộm hết.

Không nản, bà Lợi tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và giúp đỡ của các chuyên gia của VASEP, đầu năm 2012, bà tiếp tục mua 1.500 con giống về thả, rút kinh nghiệm, bà mua loại giống to hơn và đầu tư lưới có chất lượng cao, thuê người bảo vệ, nên lứa cá thứ hai của bà đã phát triển rất tốt, không con nào bị chết. Đến tháng 4 và tháng 5, bà tiếp tục mở rộng khu bè nuôi và thả thêm 1.500 con nữa.

Bà Lợi cho biết: Với loài cá tầm, nguồn nước rất quan trọng, phải luôn bảo đảm nước sạch, nếu nước bị ô nhiễm cá sẽ bị mắc bệnh và chết. Thức ăn của cá cũng không phải quá cầu kỳ, ngoài thức ăn công nghiệp, cho ăn thêm cá, tôm tép nhỏ, điều cơ bản phải chăm sóc và cho ăn đúng kỹ thuật.

Tìm hiểu thêm một chút về bà Lợi, tôi thầm cảm phục con người với niềm say mê của mình mà chấp nhận khó khăn, thử thách và cả những rủi ro. Bà Lợi thuộc diện gia đình chính sách, chồng là bộ đội đánh Mỹ, bị mắc sốt rét và nhiễm chất độc mầu da cam, đã mất cách đây hơn 10 năm, bà có 3 con, thì hai người cũng bị ảnh hưởng chất độc mầu da cam.

Bà Lợi chia sẻ: Mọi người bảo tôi là “thân làm tội đời”, ngoài 50 tuổi, nhà cao cửa rộng, kinh tế đàng hoàng, đáng lẽ ra chỉ việc ở nhà chơi với cháu, giờ ra đây chăm sóc đàn cá, để rồi “ăn không ngon, ngủ không yên” cũng vì đàn cá.

Nói là vậy, nhưng bà Lợi lại rất tâm huyết với nghề này, HTX của bà ở xã Chiềng Ơn có 4 người, ngoài ra bà con tạo việc làm cho gần chục người dân địa phương, với mức thu nhập trung bình 3 triệu đồng/người/tháng. Chị Lường Thị Loan, ở bản Nậm Uôn, cả hai vợ chồng được nhận vào làm ở đây. Hằng ngày, chị Loan khâu lưới, chăm sóc cá, vệ sinh bè nuôi, còn chồng làm bảo vệ. Chị Loan bảo công việc ở HTX không vất vả, lại có thu nhập ổn định.

Thành công bước đầu của mô hình

Đến nay, lứa cá thả đầu năm đã có trọng lượng từ 3,5-4kg/con và giá bán từ 350.000-400.000 đồng/kg. Lợi nhuận đã thấy rõ, nhưng bà Lợi rất ít khi bán, theo bà những lứa cá này chủ yếu nuôi to để mọi người tham quan, học tập để nhân rộng mô hình, bà sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với những ai có tâm huyết với nghề nuôi cá tầm này.

Theo đánh giá của các chuyên gia VASEP, việc HTX Hạnh Lợi nuôi thành công cá tầm trên hồ sông Đà là những kinh nghiệm quan trọng, giúp cho các cơ quan chức năng nghiên cứu để triển khai ra các địa phương khác thuộc vùng hồ thủy điện Sơn La. Tới đây, VASEP sẽ hỗ trợ HTX của bà Lợi làm lồng nuôi mới, hiện đại, có tuổi thọ cao, hình thức đẹp, quy mô nuôi đến hàng vạn con. Ngoài mục đích về kinh tế, đây sẽ là điểm phục vụ khách tham quan, du lịch và chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển các mô hình khác, khi có sản phẩm nhiều, VASEP sẽ hỗ trợ trong khâu chế biến và xuất khẩu.

Chia tay bà Lợi và những công nhân của HTX khi nắng chiều dần tắt, cũng là thời điểm chuẩn bị cho cá ăn. Bà Lợi cho tôi biết thêm một thông tin, nuôi cá thịt thành công rồi, tới đây sẽ mở rộng thêm mô hình nuôi thử nghiệm để lấy trứng, bởi vì trứng cá tầm là sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao.

Sơn La
Đăng ngày 16/10/2012
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nên nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm bền vững?

Những năm qua, con tôm Việt Nam đã và đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu ra thế giới.

Ao nuôi
• 11:05 06/06/2023

Khó khăn mà ngành khai thác thủy sản Việt Nam đang đối mặt

Với địa hình phần lớn giáp biển, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, lĩnh vực này gặp vô số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, thiếu nguồn lao động, phương tiện đánh bắt chưa đảm bảo,...

Khai thác thủy sản
• 10:09 05/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:50 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 17:08 06/06/2023

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.

Cá chiên
• 17:08 06/06/2023

Giá cá lóc tại Trà Vinh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua

Rút kinh nghiệm trong nghề gần 10 năm qua, nông dân nuôi cá lóc trong năm 2022 và năm 2023 đều nuôi rải vụ, không thả cá giống nuôi tập trung cùng một thời gian nên tránh được cung vượt cầu, giá thấp.

Cá lóc
• 17:08 06/06/2023

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 17:08 06/06/2023

Thúc đẩy giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa ngành nông nghiệp

Hà Nội, sáng 31/5/2023 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UNDP Việt Nam, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.

Phùng Đức Tiến
• 17:08 06/06/2023