Thành công từ mô hình nuôi cá cảnh Sóc Trăng

Ở thành phố Sóc Trăng ngày càng có nhiều người chơi cá cảnh. Nắm bắt xu thế đó, sau vài năm tìm tòi, học hỏi quy trình chăm sóc và sinh sản nhân tạo của cá cảnh, anh Huỳnh Hữu Đức ở khóm 2, phường 10, thành phố Sóc Trăng đã khá thành công với mô hình nuôi cá cảnh.

Thành công từ mô hình nuôi cá cảnh Sóc Trăng
Cá cảnh của anh Đức

5 năm trước, anh Huỳnh Hữu Đức nuôi thử 2 hồ cá nhỏ vì thích thú trước sự đa dạng với màu sắc muôn hình muôn vẻ của các loài cá cảnh. Nhưng để thành công với mô hình này thì phải đam mê, yêu nghề. Qua nhiều năm kinh nghiệm thực tế và trải nghiệm của bản thân, anh biết rằng mình đã chọn đúng hướng. Anh Đức chia sẻ: “Lúc đầu tôi chỉ nuôi giải trí nhưng rồi có nhiều bạn bè yêu thích, muốn trao đổi các giống cá với mình. Tôi thấy mô hình này cũng có lãi nên dần dần phát triển lên thành mô hình mua bán cá kiểng”.

Với khoảng 5.000m2, anh làm trên 20 bồn nuôi cá bằng đất lót nilon, mỗi bồn khoảng 5m2 và hơn 10 hồ nuôi kiên cố. Anh nuôi nhiều loài cá cảnh từ cá Chép Nhật, cá Lóc Thái, cá Sọc Ngựa, cá Mèo... với vô số hình dáng, màu sắc đẹp mắt. Hiện nay, thương lái đến mua tận nhà với giá từ 2.000 - 20.000 đồng/con tùy theo chủng loại và kích cỡ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở thành phố Sóc Trăng và các tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang. Để xây dựng được trại cá này, vợ chồng anh đã mất nhiều năm dồn hết tâm huyết, tiền của đầu tư. Từ sự đam mê và cách làm sang tạo, anh đã thành công, nguồn thu từ mô hình này đã giúp gia đình anh cải thiện cuộc sống. Vợ anh Đức cho biết: “Thấy chồng đam mê, nên tôi luôn ủng hộ, việc gì tiếp được thì tiếp. Từ từ nghề dạy nghề, bây giờ tôi cũng có chút kinh nghiệm nuôi cá kiểng. Từ ngày làm mô hình này, kinh tế gia đình tôi ổn định hơn trước đây”. 


Anh Hữu Đức với niềm đam mê chơi cá cảnh

Theo anh Huỳnh Hữu Đức, nghề nuôi cá cảnh không quá vất vả nhưng đòi hỏi người nuôi phải đam mê, thường xuyên theo dõi sự thay đổi, phát triển của đàn cá. Nuôi cá cảnh cũng không có công thức cụ thể nào, cứ theo từng loại cá mà rút kinh nghiệm để chăm sóc hợp lý, nhằm tạo ra những giống cá đẹp, đáp ứng nhu cầu người chơi. Một khách hàng đến từ Bạc Liêu, cho biết: “Chơi cá kiểng giúp mình thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Lúc đầu tôi chỉ nuôi vài giống cá đơn giản, nhưng từ từ đam mê, sưu tầm thêm nhiều giống cá mới lạ để bể cá của mình thêm phong phú”. Anh Đức cho biết: “Khách hàng mua cá hay anh em có cùng sở thích chơi cá kiểng đến tham quan, tôi đều sẵn sàng hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm để anh em chăm sóc cá cho tốt. Do có cùng đam mê, nên những lúc ngồi trao đổi cùng anh em cách chọn cá giống, cách nuôi, cách chăm sóc… cũng là một thú vui”.

Siêng năng, biết nắm bắt cơ hội để chọn hướng đi đúng cho mình đã giúp anh Huỳnh Vũ Đức thành công. Cuộc sống ổn định của gia đình anh được tạo dựng bằng sự nỗ lực, vượt khó, đồng thời gợi mở hướng đi mới cho nhiều nông dân muốn phát triển nông nghiệp giữa lòng thành phố.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 09/06/2018
Đoan Trang
Nuôi trồng

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 14:40 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 14:40 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 14:40 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:40 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 14:40 19/03/2024