Thủy điện trên dòng Mê Kông đe dọa thế giới

Việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông tác động cụ thể như thế nào tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mang ra mổ xẻ tại hội thảo: “Nâng cao nhận thức địa phương về tác động của các đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông đến ĐBSCL” vào hôm 30-11 tại TP Cần Thơ. Các nhà khoa học đều cho rằng đây là mối nguy cho ĐBSCL.

thuy dien me kong
ĐBSCL sẽ bị tác động lớn bởi việc xây dựng đập thủy điện trên dòng Mê Kông. Trong ảnh là nông dân huyện Tân Hồng, Đồng Tháp ra sức đối phó với trận lụt năm 2011 - Ảnh Trung Chánh

Hội thảo do Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Trung tâm Nghiên cứu rừng và đất ngập nước (FORWET) tổ chức. Tại hội thảo, các nhà khoa học thuộc 3 nhóm nghiên cứu ở 3 tỉnh, thành ĐBSCL gồm An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng đã nêu lên nhiều tác động từ việc xây dựng các đập thủy điện đến khu vực ĐBSCL mà trong báo cáo “Môi trường chiến lược của dòng chính sông Mê Kông” (gọi tắt là báo cáo SEA) do Ủy hội sông Mê Kông quốc tế báo cáo trước đó không nêu lên được.

 Mối nguy cho ĐBSCL

“Qua nghiên cứu bản cáo môi trường chiến lược 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, chúng tôi nhận thấy báo cáo đã nêu lên rất nhiều vấn đề tác động đến khu vực hạ lưu sông Mê Kông, trong đó có ĐBSCL. Thế nhưng, còn nhiều vấn đề khu vực ĐBSCL chịu ảnh hưởng vẫn chưa được đánh giá cụ thể và đầy đủ”, ông Trần Văn Hải, Trưởng Phòng môi trường tài nguyên nước An Giang, đại diện cho nhóm nghiên cứu của An Giang cho biết.

Theo ông Hải, báo cáo SEA chưa đánh giá được ảnh hưởng của việc xây dựng 12 đập thủy điện đến dòng chảy lũ; dòng chảy kiệt; đến các vấn đề bồi lắng, xói lở do thay đổi dòng chảy…

“Đặc biệt đối với lĩnh vực trồng trọt và thủy sản, việc xây dựng 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông sẽ tác động rất lớn đến vùng ĐBSCL. Cụ thể, phù sa về vùng ĐBSCL sẽ giảm mạnh, sản lượng khai thác thủy sản cũng dần mất đi”, ông Hải cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Thạnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ kiêm trưởng nhóm nghiên cứu của thành phố Cần Thơ, cho biết: “Sạt lở bờ sông ở ĐBSCL; chế độ và chất lượng nước thay đổi là những vấn đề cần phải quan tâm”.

“Việc đánh giá của SEA cho vùng ĐBSCL rất tổng quát, không nói lên được tác động chính ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương. SEA chỉ khuyến cáo “chưa nên xây dựng đập thủy điện” mà lẽ ra phải nói “không nên làm””, ông Thạnh cho biết.

Đối với nhóm nghiên cứu của tỉnh Sóc Trăng, ông Đỗ Văn Phú, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng, cho biết tình hình xói lở, bồi đắp các cù lao, xâm nhập mặn và tình hình đánh bắt cá đồng ngày một bị ảnh hưởng là những vấn đề đang xảy ra do việc xây dựng các đập thủy điện.

“Tình hình sạt lở các cồn ở Sóc Trăng hiện đang ở mức báo động. Cụ thể, đối với cù lao Phong Nẫm có chiều dài bờ sông  22,5 kí lô mét thì đã có 12,5 kí lô mét bị sạt lở, chiếm đến trên 55,5%; cồn Cò có 7,9 kí lô mét bờ sông thì có đến 4,4 kí lô mét bị sạt lở, chiếm 55,7% hay cù lao Mỹ Phước và cù lao Dung đều có tỉ lệ sạt lở bờ sông trên 56%”, ông Phú cho biết.

Đánh giá tác động của việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, nhiều nhà khoa học  cho biết nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, làm mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống người dân…   

Lên tiếng vì lợi ích chung

Ý kiến của nhiều nhà khoa học tại hội thảo, cho biết Việt Nam lên tiếng phản đối việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông không phải vì lợi ích riêng cho ĐBSCL hay cho Việt Nam mà vì lợi ích chung của cả thế giới.

Tiến sĩ Dương Văn Ni, một chuyên gia về môi trường thuộc Trường Đại học Cần Thơ, cho biết việc xây dựng các đập thủy điện chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, không vì thế mà dân ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ bị đói.

“Chúng ta không phải ngán cái đó (xây dựng đập thủy điện trên sông Mê Kông - PV) nhưng cái điều Việt Nam quan tâm và lên tiếng là vì lợi ích chung của cả thế giới kìa”, ông Ni cho biết.

“Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, xây dựng đập thủy điện cùng lắm Việt Nam sẽ không còn 7 triệu tấn đó để xuất khẩu thôi, chứ sản xuất cho tiêu thụ nội địa chúng ta có thừa. Cái khó là khó cho người nghèo ở các nước nhập khẩu phải mua gạo giá cao thôi”, ông Ni cho biết thêm.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Trường Đại học Cần Thơ nói: “Không có đồng bằng nào có sản lượng lương thực lớn như ĐBSCL của Việt Nam mình hết. Nó góp phần rất lớn vào an ninh lương thực không chỉ của riêng nông dân của vùng, của Việt Nam mà còn của cả thế giới. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân để Việt Nam lên tiếng phản đối việc xây các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông”.

TBKTSG
Đăng ngày 03/12/2012
Trung Chánh
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:25 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:25 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 12:25 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 12:25 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 12:25 29/11/2024
Some text some message..