Tiếng sóng trong vỏ ốc

* Tại sao lại có tiếng sóng trong vỏ ốc biển? Phạm Quang Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Vỏ ốc biển
Vỏ ốc biển

Tiếng sóng ta đang nghe khi áp tai vào vỏ ốc biển chính là những tiếng động xung quanh nhưng đã được biến đổi dựa trên một số nguyên tắc của vật lý học. Ba yếu tố dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn.

Thứ nhất, các loại vỏ hoạt động giống như một “thiết bị cộng hưởng” (thiết bị gây tiếng vang). Khi mím môi thổi qua miệng chai rỗng, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của một nốt nhạc được dội lại từ phía trong chai. Các loại vỏ đều có hình dạng lồi lõm, to nhỏ bất thường, vì vậy phản xạ âm thanh của nó sẽ xuất hiện ở nhiều tần số khác nhau.

Tuy nhiên, để những chiếc vỏ có thể tạo ra âm thanh đại dương thì môi trường xung quanh đó phải có tiếng động. Nếu bạn đi vào một căn phòng cách âm và đặt vỏ ốc lên tai, chắc chắn bạn sẽ không nghe thấy gì.

Thứ hai, bộ não con người khá xuất sắc trong việc tưởng tượng. Chúng ta có thể nhìn thấy những con vật lấp ló trên các đám mây chẳng hạn.

Thứ ba, con người sống trong một biển âm thanh nhưng hầu hết đều không để ý đến. Điều này tương tự như việc đôi khi chúng ta chỉ cảm nhận được những chiếc tất hay đồ lót trong một thời gian ngắn sau khi mặc chúng vào.

Cũng với cách này, bộ não của chúng ta thường bỏ qua các tạp âm. Sự kết hợp của tai và não đã làm thay đổi âm thanh đi vào. Não cố gắng giải thích xuất xứ của tiếng động mới này là vì bạn đã hoặc đang ở gần biển, và vì vậy nó chính là “tiếng sóng đại dương” vọng về.

* Vì sao nước mắt lại có vị mặn?

Phạm Ngọc Nữ, Ninh Hòa, Khánh Hòa

Muối có ở khắp mọi nơi trong cơ thể, trong máu, dịch thể, từng bộ phận đều có sự tồn tại của muối. Trên nhãn cầu chúng ta đều có một thứ to như đầu ngón tay út gọi là tuyến lệ, nó giống như một xưởng gia công, gia công máu thành nước mắt. Do đó, trong nước mắt tự nhiên có chứa muối.

Nước mắt hoàn toàn không phải là thứ vô dụng, ngược lại nó còn rất có ích cho cơ thể: Ngoài việc giúp chúng ta biểu đạt cảm xúc ra, nó còn có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là giúp cho cửa sổ tâm hồn tránh khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và vật lạ, có tác dụng diệt khuẩn và khử độc.

Nước mắt tạo nên một màng mỏng trên bề mặt nhãn cầu, giúp bôi trơn nhãn mạc, tránh bị khô mắt. Bạn nuốt nước mắt thấy mặn bởi muối có sẵn trong máu được đi ra theo nước. Một số người quá đau khổ trong nước mắt chứa nhiều protein. Đây là hiện tượng khi bị kiềm chế quá mức, cơ thể sản sinh ra loại protein đặc biệt này. Khóc là nhằm đào thải protein đó ra khỏi cơ thể...

* Có nên vừa ăn cơm vừa chan canh không?

Tô Thị Khanh, Bắc Quang, Hà Giang

Các nhà dinh dưỡng học cho rằng, cho dù uống bất kỳ loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày.

Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là: Nên uống các loại nước (kể cả nước hoa quả hay nước lọc) sau bữa ăn ít nhất là 1 giờ đồng hồ để dạ dày hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn mới nạp vào.

Tuy nhiên, thói quen của rất nhiều người là ăn cơm với canh, nghĩa là vừa ăn vừa uống. Vì thế nên hạn chế chan canh vào cơm, vì nó sẽ làm bạn lười nhai, nuốt nhanh hơn, thức ăn vào dạ dày vẫn còn ở dạng cứng, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn.

Tốt nhất là nên ăn món canh trước, rau với cơm phải nhai một cách chậm rãi. Việc này rất tốt cho người muốn giảm cân. Vì ăn xong món canh, cảm giác no đã gần tới, bạn chỉ cần ăn thêm lưng cơm nữa. Như vậy, bạn sẽ không phải ăn quá nhiều mà vẫn có một bữa ăn dễ chịu và không có cảm giác phải ăn kiêng.

Việc bạn thường khát trong khi ăn có thể là trong ngày bạn đã uống chưa đủ nước. Hãy tranh thủ uống trước hoặc sau bữa ăn, tăng cường nước hoa quả tươi, nước lọc và hạn chế nước ngọt, nước có gas bạn sẽ có thân hình cân đối mà không lo béo phì. 

http://nongnghiep.vn
Đăng ngày 25/03/2013
GS.TS NGUYỄN LÂN DŨNG
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 15:29 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 15:29 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 15:29 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 15:29 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 15:29 23/11/2024
Some text some message..