Tìm giải pháp chấm dứt "vấn nạn" tôm bơm tạp chất và kiểm soát kháng sinh.

Tôm tạp chất không chỉ gây bức xúc, làm giảm lòng tin người tiêu dùng, mà ngày càng làm ảnh hưởng tới uy tín chất lượng của tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, phát biểu trong hội nghị

Ngày 16/12, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội Nghị “Triển khai Đề án kiểm soát ngăn chặn tạp chất và kế hoạch kiểm soát hóa chất kháng sinh, tạp chất trong tôm” để tìm giải pháp giải quyết vấn đề bơm tạp chất và kiểm soát dư lượng kháng sinh trong tôm.  

Báo động nạn tôm bơm tạp chất

Vấn đề tạp chất trong tôm đang là vấn nạn. Nhất là các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau. Theo Cục An ninh Kinh tế Nông, Lâm, Ngư nghiệp (thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an), năm 2016, đơn vị đã phối hợp với một số đơn vị liên quan và cơ quan chức năng Cà Mau, Bạc Liêu tiến hành đợt kiểm tra tình trạng bơm tạp chất trên địa bàn 2 tỉnh này. Đợt kiểm tra đã bắt 3 cơ sở, 2 DN sản xuất, kinh doanh sai phạm trong hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.

Tại Cà Mau, trong năm 2016, cơ quan ngành nông nghiệp tỉnh này tiến hành 64 đợt kiểm tra. Phát hiện 57 vụ sai phạm, với số lượng gần 12 tấn tôm có chứa tạp chất. Tổng số tiền sử phạt hành chinh trên 1,7 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh này còn phối hợp các cơ quan Công an địa phương, Chi cục Quản lý thị trường,... kiểm tra và xử lý thêm 36 vụ vi phạm với số lượng tôm trên 9 tấn.


Đưa tạp chất vào tôm đang là vấn nạn tại vùng nuôi tôm trọng điểm Bán đảo Cà Mau

Còn tại Bạc Liêu, ba năm qua, tỉnh này tiến hành kiểm tra 100 lượt, phát hiện tới 44 trường hợp sai phạm, với số lượng tôm có chứa tạp chất hơn 6,9 tấn, sử phạt hơn 2,1 tỷ đồng. Đặc biệt thời gian gần đây, cơ quan chức năng tỉnh này đã mạnh tay với nạn tôm tạp chất và phát hiện hàng loạt sai phạm. Theo đó, trong thời gian kiểm tra cao điểm vào cuối tháng 8 vừa qua, công an kinh tế tỉnh này đã phát hiện đến 9 cơ sở bơm tạp chất vào tôm.

Thực trạng trên được đại diện Sóc Trăng, Kiên Giang thừa nhận và cho biết khá phức tạp.  

Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm

Ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc sở NN-PTNT Bạc Liêu cho rằng: Người nuôi tôm không bơm chích tạp chất. Đầu mối là cac cơ sở thu mua, nhưng nếu không có nơi tiêu thụ thì người ta cũng không đưa tạp chất vào. Xem xét từ nguồn cội, chính những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tôm tạp chất đã mở đường để tình hình tệ hơn.

Theo ông Thanh, chế tài xử lý hiện nay không đủ mạnh.“Cần tăng mức xử phạt. Đến mức độ nào đó, phải đóng cửa những cơ sở vi phạm. Bên cạnh đó, chúng ta phải đưa hành vi này vào luật hình sự để đủ sức răn đe.”, ông Thanh kiến nghị.


Hội nghị có sự tham gia cảu các tỉnh nuôi tôm vùng ĐBSCL và nhiều bộ ban ngành Trung ương

Ông Lê Văn Sử Phó Chủ tịch UBND Cà Mau nhận định, vấn nạn tôm tạp mang tính chất liên thông cả vùng. Bắt buộc chúng ta phải có cơ chế giám sát.

Ông Sử Đề nghị Bộ NN-PTNT chủ trì, mời lãnh đạo các tỉnh lại ký cam kết vấn đề trên. Địa phương nào để xảy ra tôm tạp chất, ngời đứng đầu tỉnh đó phải chịu trách nhiệm. Phải ban hành Quy chế cam kết thực hiện không bơm chích tap chất vào tôm. Cần cơ quan điều phố cho vùng ĐBSCL và có người đứng đầu xử lý, giải quyết vấn đề này của cả vùng.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2018, cơ bản không còn tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm. Nhưng thời gian vừa qua, các địa phương ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Thiếu quyết liệt trong chỉ đạo.

Thứ trưởng đề nghị các địa phương cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, quyết định của Trung ương về vấn đề trên. “Cần xây dựng hình thức xử lý trách nhiệm cho từng cấp quản lý. Khi phát hiện tôm tạp chất, Trưởng ấp, Chủ tịch xã, Chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm như thế nào?”, thứ Trưởng đặt vấn đề.

Báo Nông Nghiệp
Đăng ngày 17/12/2016
Trần Hiếu
Chế biến

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 23:45 05/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 23:45 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 23:45 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 23:45 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 23:45 05/05/2024