Trà Vinh: Hiệu quả từ mô hình trồng rừng nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ở vùng ven biển tỉnh Trà Vinh phát triển mạnh phong trào nuôi tôm, với nhiều hình thức nuôi như: nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi công nghiệp… Nhiều hộ nông dân đã trở thành tỉ phú. Tuy nhiên cũng có không ít hộ phải trắng tay, do các hình thức nuôi trên cũng lắm rủi ro. Đặc biệt, có một mô hình nuôi chưa bao giờ thất bại, đó là mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng.

tôm rừng
Mô hình trồng rừng nuôi tôm ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh thì hiện nay tỉnh có hơn 4.000 ha rừng đã được giao khoán cho 3.000 hộ quản lý, với phương thức người trực tiếp sản xuất được sử dụng 45% diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản và 55% diện tích còn lại là để trồng rừng, bằng hình thức này vừa khôi phục được rừng ngập mặn ven biển, vừa cân bằng được môi trường sinh thái và giảm được tình trạng phá rừng nuôi tôm như những năm vừa qua.

Có thể nói mô hình trồng rừng, nuôi tôm đã thật sự đóng một vai trò quan trọng trong việc khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Theo một số hộ nông dân có kinh nghiệm nhiều năm thực hiện mô hình này cho biết, trồng rừng nuôi tôm sẽ tạo được bóng mát, phát triển và khôi phục lại việc cân bằng hệ sinh vật trong nguồn nước dưới tán rừng; nhờ nguồn nước sạch, con tôm sẽ phát triển tốt, có thức ăn tự nhiên bổ sung, tạo bóng râm để tôm cư trú… Chính vì thế, người nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ít gặp rủi ro, nhờ môi trường tốt, giảm được chi phí đầu tư thức ăn cho tôm, mà còn có thêm nguồn thu từ tôm cá tự nhiên.

Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Ngoan ở ấp Cồn Tàu, xã Trường Long Hoà, Thị xã Duyên Hải là một nông dân gắn bó với nghề nuôi tôm hàng chục năm nay, nhưng cũng có năm thu lợi rất lớn, có năm thì thất bại. Gia đình luôn lận đận lao đao với con tôm. Năm 2011, được Hạt Kiểm lâm Duyên Hải giao 10 ha đất trồng rừng kết hợp nuôi tôm, lúc đầu thì toàn là đất hoang, anh đã bố trí đào ao lắp đặt hệ thống cống bọng, ở giữa thì anh trồng các loại cây như mắm, đước… làm bóng mát cho tôm trú ẩn. Năm ngoái gia đình anh thả trên 300.000 con tôm sú, thu nhập hơn 170 triệu đồng từ con tôm sú nuôi dưới tán rừng, chưa kể các loài thủy hải sản khác. Anh Ngoan cho biết: “Tôi đã xây dựng mô hình này hiện nay khá hoàn chỉnh, đây là một mô hình bền vững, tuy không có thu nhập cao bằng các mô hình nuôi khác như nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh hoặc bán thâm canh nhưng tôi chưa bao giờ gặp thất bại hay thua lỗ”.

Ở gần đó có hộ ông Tôn Hoàng Phủ, năm 2010 được nhà nước giao 10 ha đất rừng, ông thực hiện trồng 5 ha rừng, còn lại ông nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, nhờ cây rừng phát triển tốt, môi trường nước được ổn định, thu nhập của gia đình ông lên đến 100 - 120 triệu đồng/năm. Thấy có hiệu quả, các hộ nông dân đã phát triển lên 129 trang trại trồng rừng kết hợp nuôi tôm.

Rừng ngập mặn ven biển Trà Vinh đang từng bước được khôi phục và phát triển; ý thức bảo vệ, chăm sóc rừng của người dân địa phương được nâng lên rõ rệt. Đây là tín hiệu vui, vì rừng có vai trò rất lớn trong việc làm giảm xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại lợi ích cho người dân sống trong vùng bằng nghề khai thác thủy sản, tạo “bức tường xanh” ngăn bão lũ, nước biển dâng xuất hiện ngày càng nhiều do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Mới đây, UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 – 2020 với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 309 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 213,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 95,77 tỷ đồng. Theo đó, về phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 là 3.633,44 ha; về chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2016 - 2020 là 8.306,95 ha; trồng cây lâm nghiệp phân tán là 875.000 cây (bình quân 175.000 cây/năm). Thực hiện giao khoán toàn bộ diện tích đất có rừng cho tổ chức, nhóm hộ gia đình, hộ gia đình, cá nhân bảo vệ rừng, đến năm 2020 tất cả diện tích có rừng đều có chủ nhận khoán bảo vệ; tổng diện tích khoán bảo vệ rừng là 29.628,93 ha (bình quân 5.925,79 ha/năm); năm 2016 giao khoán 5.353,7 ha, đến năm 2020 giao khoán 6.860,98 ha.

Mục tiêu thực hiện kế hoạch nhằm quản lý, bảo vệ 8.622,96 ha rừng hiện có, không để tình trạng suy thoái rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; nâng độ che phủ của rừng từ 3,5% thời điểm năm 2015 lên 4,6% năm 2020 là 12.256 ha, thu hút khoảng 4.000 lao động tham gia các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp; góp phần ổn định 23.984,53 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp với chức năng là rừng phòng hộ; nâng cao số lượng, chất lượng rừng để phát huy tốt các chức năng phòng hộ ven biển, ven sông, lấn biển.

Khuyến Nông Việt Nam, 24/11/2015
Đăng ngày 24/11/2015
Nguyễn Tân
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Khám phá các quốc gia nhập khẩu tôm Indonesia nhiều nhất

Tôm từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Indonesia, giúp quốc gia này khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi tôm cùng hệ thống công nghệ hiện đại, tôm Indonesia đang ngày càng chiếm lĩnh thị phần lớn tại nhiều quốc gia.

Tôm thẻ
• 20:16 15/09/2024

Xuất khẩu thủy sản phục hồi và tăng tốc

Đầu tháng 9, giá cá tra và tôm tiếp tục đà tăng so với tuần trước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 8 tăng 20%, cả 8 tháng đã tăng khá ấn tượng và kỳ vọng tăng tốc những tháng cuối năm.

Chế biến tôm
• 20:16 15/09/2024

Bất lợi doanh nghiệp: Chi phí vận chuyển tăng - Nhu cầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý II, dù doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận lại không đạt kỳ vọng.

Tàu vận chuyển
• 20:16 15/09/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 20:16 15/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 20:16 15/09/2024
Some text some message..