Trên ếch, dưới cá thu lãi 300 triệu/năm

Ba năm học chuyên ngành Hóa phân tích tại trường Công nghiệp Việt Trì, Phú Thọ khép lại, cũng là lúc anh Tạ Văn Luận (sinh năm 1989), xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn(Hà Nội) phát hiện bản thân không phù hợp với ngành nghề này.

Trên ếch, dưới cá thu lãi 300 triệu/năm
Anh Luận (xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho ếch ăn.

Khác với những bạn bè cùng trang lứa ra thành thị để tìm một công việc mới, anh Luận khi ấy quay về quê bắt đầu một công việc gắn liền với sông nước, đó là mở rộng mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá ngay tại nhà.

Con đường dẫn vào nhà anh Luận ngoằn ngoèo, dọc hai bên đường là ao hồ mênh mông. Từ xa, anh Nguyễn Bá Giang, Trưởng trạm Khuyến nông Sóc Sơn hướng mắt về phía ao có những ô lưới trên mặt nước và giới thiệu với tôi đó là những lồng nuôi ếch của trang trại anh Tạ Văn Luận.

Gặp anh Luận khi đã gần trưa, vì sự tò mò, tôi xin phép xuống xem mô hình nuôi ếch luôn. Ông chủ 8x hiếu khách dẫn tôi đi thăm, giới thiệu cởi mở về mô hình mà mình đã tâm huyết gây dựng 7 năm qua.

Luận khiến tôi bất ngờ bởi mới 30 tuổi nhưng trông anh già dặn cả về khuôn mặt lẫn những kinh nghiệm đã “bỏ túi” được khi nuôi con vật lưỡng cư này. Tự nhận bản thân có duyên với nghề, trang trại của anh hiện đang cung cấp ếch giống cho các tỉnh miền Bắc, thu lãi cả vài trăm triệu mỗi năm.

Mô hình kết hợp, lợi cả đôi đường

Tận dụng diện tích mặt nước ao cá của gia đình anh Luận mạnh dạn mở rộng mô hình “hai trong một” nuôi ếch bên trên và bên dưới vẫn có thể thả cá. Bắt tay vào nuôi ếch từ năm 2013, anh gặp khó khăn chồng chất, từ đầu ra đến vốn và đặc biệt là kinh nghiệm. Dù trước đó, bố anh đã từng có nhiều năm nuôi ếch nhưng khi mở rộng mô hình dịch bệnh không kiểm soát được. Ếch chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến anh Luận thiệt hại 30 triệu đồng trong năm đầu tiên khởi nghiệp với nghề nông, khi ấy chàng trai này mới 23 tuổi.

Vừa rời cánh cổng trường đã gặp thất bại, thêm vào đó việc lập gia đình cũng khiến anh phải đau đầu lo cơm áo gạo tiền để duy trì cuộc sống riêng. Với ý chí quyết tâm, anh tiếp tục đi mua giống về nuôi.

Anh học hỏi thêm kinh nghiệm từ những hộ nuôi trong xóm nhưng theo anh: “Nhiều nhà họ cũng giấu nghề nên tôi cũng phải hỏi nhiều nơi mới có thêm kinh nghiệm và tiếp cận được đầu ra”. Sau này, có điện thoại thông minh và máy tính kết nối internet, anh Luận lên mạng học hỏi thêm các kỹ năng từ các hộ nuôi của các địa phương khác làm dày vốn kiến thức của mình.

Với việc kết hợp “hai trong một”, cá dưới ao sẽ có vai trò dọn thức ăn thừa của ếch, dọn đáy lồng. Cá thường nuôi kết hợp với ếch là cá chép, cá rô, cá trê lai. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh, anh Luận đều đặn mỗi tuần 2 lần trộn nước tỏi vào thức ăn cho ếch để phòng bệnh.

Anh chia sẻ nuôi cá không cho lợi nhuận bằng nuôi ếch: “Nuôi ếch thịt ngắn ngày hơn (chỉ từ 60-70 ngày), trong khi nuôi cá mất ít nhất 6 tháng mới bán được. Thêm nữa, giá cả ếch thịt lại ổn định (từ 37.000-50.000 đồng/kg). Kết hợp được cả cá và ếch sẽ cho lợi nhuận gấp đôi”.

Tận dụng sự phát triển của mạng xã hội, anh Luận tham gia các hội nhóm trên các kênh Facebook, Zalo để có thêm các mối hàng và tích lũy thêm những kinh nghiệm nuôi ếch thịt sạch. Một phần, do tạo được thương hiệu, nên khách quen mua hàng sẽ giới thiệu cho các thương lái khác có nhu cầu.  

Nắm chắc kỹ năng sẽ thành công đến 9 phần

Để chống chọi với những tháng mùa đông anh Luận xây dựng khu chuồng trại riêng, phủ ni lông để giữ ấm cho ếch bố mẹ. Trong khoảng thời gian đó, những ngày có nắng ấm, mái che bằng ni lông sẽ được mở ra để ếch “tắm nắng”.

nuôi ếch, mô hình nuôi ếch, nuôi ếch làm giàu, giá ếch, nông dân làm giàu

Mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi cá đem về lợi nhuận hàng trăm triệu cho anh Luận.

Trang trại ếch của anh Luận không nuôi ếch thịt vào mùa đông mặc dù theo như chia sẻ của anh: “Vẫn có cách nuôi được nhưng vì chi phí nuôi mùa đông đắt đỏ, ếch chậm lớn nên không có lãi. Khoảng thời gian này đã có ếch trong miền Nam chuyển ra để phục vụ nhu cầu cho người dân”.

Bảy năm nuôi ếch, anh Luận cho hay nếu biết cách thì sẽ rất dễ nhưng nếu nuôi không quen, việc ếch bị bệnh và chết là rất khó tránh: “Nuôi con ếch lưu ý: Môi trường phải sạch, chất lượng nguồn thức ăn, đặc biệt là khí hậu”.

Nếu như trước đây phải mua giống ở khắp nơi, đến nay anh đã tự học được kinh nghiệm nuôi ếch sinh sản và cung cấp giống cho nhiều tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ. Nuôi ếch thịt đã khó, nuôi ếch sinh sản lại lắm công phu, bởi nếu không sinh sản đúng thời điểm, ếch con sẽ chết.

Mùa sinh sản của ếch thường vào tháng 3 âm lịch hàng năm, khi tiết trời chớm vào hè. Ếch giống được bán theo con, dao động từ 500 – 1.200 đồng/con. Từ lúc ếch sinh sản đến lúc thành giống bán mất khoảng 1 tháng, càng nắng ấm ếch con phát triển càng nhanh.

Ếch bố mẹ sau khi cho sinh sản sẽ được loại ngay, giá bán cao hơn ếch thịt (từ 70.000 - 80.000 đồng/kg). Thường những người dân trong làng ăn quen và những người sành ăn sẽ đặt hàng trước, mỗi năm sẽ loại một lần sau mùa sinh sản.

Thời gian tới, anh Luận mong muốn mở rộng song song mô hình ếch thịt và ếch sinh sản. “Năm tới, tôi sẽ thay hết bè tre bằng bè phi, nó sẽ cố định hơn vào mùa gió bão không lo bị đắm. Hơn thế, bè làm bằng tre cứ đến cuối vụ phải tháo lên thay mới rất mất công còn bè phi sẽ bền chắc chắn hơn”, anh nói.

Với mô hình kết hợp thả cá và nuôi ếch, mỗi năm anh Luận thu lãi khoảng 300 triệu sau khi đã trừ các chi phí, cuộc sống gia đình ngày một đổi thay, anh có thêm vốn đầu tư mô hình khang trang hơn.

“Xác định làm nông nghiệp thì không giàu nhanh bằng những ngành nghề khác nhưng khi quyết tâm đủ lớn và sự kiên trì bền bỉ, dù sớm hay muộn cũng sẽ gặt hái được quả ngọt”. Câu nói này của anh Luận kết lại cuộc trò chuyện với tôi, ông chủ trẻ tuổi nhưng ham học hỏi khi ấy lại tiếp tục lội xuống ao cho ếch ăn bữa trưa.

NNVN
Đăng ngày 11/09/2019
Hà Thị Hiền
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 14:43 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 14:43 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 14:43 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 14:43 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:43 22/01/2025
Some text some message..