“Treo” ao, bè bởi tin đồn thất thiệt

Tin đồn cá điêu hồng nhiễm chất cấm, ăn sẽ mang bệnh khiến giá cá này rớt một cách thảm hại, người nuôi lỗ nặng. Thống kê sơ bộ tại Tiền Giang, Đồng Tháp... , ít nhất hàng trăm bè cá dừng hoạt động.

long be nuoi ca dieu hong
Bè cá của anh Trương Hoàng Dũng (thị trấn Mỹ Thọ, Cao Lãnh, Đồng Tháp) ngưng nuôi từ nhiều tháng nay - Ảnh: NGỌC TÀI

Mặc dù các ngành hữu quan đã nhiều lần bác bỏ thông tin cá điêu hồng nhiễm chất cấm nhưng vẫn không cứu được làng cá bè.

Lỗ nặng

Ông Võ Văn The (phường Tân Long, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) có ba bè cá điêu hồng đến kỳ xuất bán, thế nhưng với giá bán 25.000 đồng/kg hiện nay, ông The tính toán sẽ lỗ 5.000 đồng/kg, tính ra thu hoạch 6 tấn cá trong ba bè cá ông lỗ 30 triệu đồng. “Nếu neo lại chờ giá lên sẽ lỗ 3 triệu đồng/ngày tiền thức ăn cho cá. Chắc sau đợt cá này phải nghỉ nuôi vì lỗ không còn vốn” - ông than thở. Theo ông The, tin đồn cá có chất cấm, ăn cá bị bệnh từ đâu không rõ khiến giá cá đột ngột rớt thảm hại.

Tương tự, ông Phạm Văn Hùng (nông dân nuôi cá ở xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cho biết đầu năm có 11 bè nuôi cá điêu hồng nhưng do rớt giá bị lỗ nên “treo” bảy bè, chỉ thả nuôi bốn bè. Hiện cá đạt khoảng 0,8kg/con nhưng giá thương lái chào mua chỉ 25.500 đồng/kg. Tổng cộng ba bè của ông Hùng khoảng 15 tấn cá, ước tính lỗ gần 70 triệu đồng.

Không riêng gì Tiền Giang, người nuôi cá điêu hồng ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đang khóc ròng vì giá cá rớt thê thảm khiến nhiều nông dân “treo” ao. Bà Nguyễn Thu Loan (khóm Mỹ Phú Cù Lao, thị trấn Mỹ Thọ) cho biết trước đây có chín bè nuôi, nhưng hiện bảy bè đã dừng nuôi. Bà cho biết giá cá cứ luẩn quẩn 23.000-27.000 đồng/kg, gia đình đã mất đứt cả tỉ đồng tiền vốn. “Mấy năm trước giá có tăng có giảm nhưng vài tháng qua cá điêu hồng dính tin đồn nhiễm chất cấm khiến giá giảm tuốt luốt” - bà Loan than thở.

Theo UBND thị trấn Mỹ Thọ, số lượng bè cá dừng hoạt động khoảng 100 bè, chiếm gần 70% số bè cá hiện có. Còn theo Phòng kinh tế thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp), số bè cá trên sông Sở Thượng và sông Tiền đã “treo” gần 100 bè, chiếm hơn 50% số bè hiện có, chưa kể một số lượng lớn bè cá chờ thu hoạch xong sẽ dừng nuôi.

Chỉ là tin đồn

Ông Lê Hoàng Vũ (chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp) cho biết đã nhiều lần lấy mẫu kiểm nghiệm cá điêu hồng và tất cả các lần kiểm nghiệm đều không hề phát hiện cá điêu hồng có nhiễm chất cấm. “Do đó không có cơ sở để khẳng định cá này có chất cấm. Đây chỉ là tin đồn thất thiệt” - ông Vũ khẳng định.

Nhận định về tình hình khó khăn của nông dân, ông Phan Hữu Hội (phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang) cho biết trước đây cá điêu hồng sụt giảm nhưng mức 30.000 đồng/kg thì người dân từ huề vốn đến có lời ít. Tuy nhiên từ khi Đồng Tháp rộ lên tin đồn ăn cá điêu hồng sẽ bị bệnh, giá cá chỉ còn 25.000 đồng/kg khiến người dân lỗ nặng. Tính đến thời điểm này toàn tỉnh Tiền Giang có hơn 100/1.400 bè cá điêu hồng nông dân “treo” vì lỗ. Theo ông Hội, tin đồn cá điêu hồng bị nhiễm chất cấm hay ăn cá điêu hồng sẽ bị bệnh không có cơ sở khoa học vì vừa qua các ngành chức năng của tỉnh đã đi lấy ngẫu nhiên các mẫu để kiểm nghiệm, kết quả không có chất cấm như tin đồn.

Theo ông Dương Nghĩa Quốc - giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, những tin đồn thất thiệt vừa qua đã khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn, phải “treo” bè rất nhiều. Ngành nông nghiệp tỉnh đã vận động, khuyến khích người dân cố gắng nuôi nhưng cũng rất khó vì muốn làm phải có lợi nhuận trong khi nuôi cá lỗ hàng chục triệu đồng. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh đã đề nghị ngân hàng gia hạn nợ cho các hộ nuôi cá điêu hồng gặp khó khăn...

Nên khởi tố người tung tin đồn
Ông Dương Nghĩa Quốc cho biết từ khi có tin đồn, ngành chức năng của tỉnh liên tục kiểm nghiệm các mẫu cá trên địa bàn nhưng không hề phát hiện có chất cấm hay bất kỳ chất nào trên cá điêu hồng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. “Các cơ quan pháp luật cần phải truy tìm những kẻ phao tin đồn và xử lý nghiêm người vi phạm, thậm chí khởi tố đúng quy định của pháp luật về hành vi gây thiệt hại cho sản xuất của người dân” - ông Quốc nhấn mạnh.

TTO
Đăng ngày 28/08/2012
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 15:49 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 15:49 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 15:49 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:49 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 15:49 22/12/2024
Some text some message..