Triển khai mô hình quản lý chất thải do Liên hợp quốc tài trợ

Triển khai dự án xây dựng các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải ngành thủy sản tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

chất thải trên biển
Rác thải nhựa trên biển. Ảnh: 1001gece

Với mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt và hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ đặt ra theo Chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, ngày 03 tháng 08 năm 2022 UBND tỉnh Bình Định đã ra Quyết định số 2411/QĐ-UBND Về việc phê duyệt văn kiện phi dự án “Thí điểm các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải ngành thủy sản nhằm thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn tại thành phố Quy Nhơn” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ.

Theo đó, UBND thành phố Quy Nhơn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các nội dung như: Hỗ trợ thực hiện các mô hình quản lý chất thải bền vững, quản lý tổng hợp chất thải cho ngành thủy sản giúp cải thiện sinh kế cho đối tượng lao động phi chính thức về chất thải; hỗ trợ thiết lập các Cơ sở thu hồi vật liệu nhằm cải thiện chuỗi giá trị vật liệu tại địa phương. Đồng thời, tăng cường năng lực, chia sẻ kiến thức và nhân rộng  các mô hình quản lý chất thải rắn tổng hợp, đảm bảo tính bền vững của cho các mô hình. Qua đó, xây dựng những chiến lược, công cụ và chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thông tin cho cộng đồng, chia sẻ những thực hành tốt nhất trong việc huy động sự tham gia của khối phi chính thức và lập kế hoạch phân loại chất thải.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2024, với tổng kinh phí 795.000 USD, trong đó UBND thành phố Quy Nhơn cam kết có kinh phí hỗ trợ đối ứng thực hiện dự án. Đây là một dự án đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải ngành thủy sản trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Bởi giảm thiểu rác thải cũng là vấn đề ưu tiên đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế đối với các nước có diện tích ven biển lớn như Việt Nam.

Đăng ngày 12/08/2022
NTN @ntn
Môi trường

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bình Định: Ban hành quy trình kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương tàu cá

Sở NN&PTNT Bình Định vừa có Quyết định số 89/QĐ-SNN về việc ban hành quy trình kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương của tàu cá trong chuyến biển trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Khai thác thủy sản
• 10:39 05/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 09:18 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 09:18 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 09:18 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:18 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 09:18 19/03/2024