Truy xuất nguồn gốc thủy sản là bắt buộc đối với ngư dân

Truy xuất nguồn gốc không đạt yêu cầu là 1 trong 4 nội dung chúng ta chưa đáp ứng được theo khuyến nghị của EC. Hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc thủy sản chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tàu hoặc doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản. Do đó việc bắt buộc ngư dân thực hiện công tác này còn lắm gian nan.

Truy xuất nguồn gốc thủy sản là bắt buộc đối với ngư dân
Việc kiểm soát nguồn gốc thủy sản cập cảng còn nhiều khó khăn. Ảnh: N.Lân

Không ghi nhật ký, không báo cáo khai thác sẽ bị phạt

Trước áp lực “thẻ vàng” của EC, từ đầu năm 2018, Sở NN&PTNT giao trực tiếp nhiệm vụ cho Ban quản lý cảng cá tiếp nhận sổ nhật ký khai thác thủy sản (KTTS) của ngư dân. Đồng thời, đưa vào hoạt động Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại Cảng cá Phan Thiết vào đầu năm 2019, để kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thủy sản cập cảng.

Theo đó, tất cả các tàu cập cảng, vận chuyển cá ở Cảng cá Phan Thiết và Cảng Phú Hài đều được Văn phòng kiểm soát nghề cá kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định. Riêng các tàu khi vào bến mà chủ tàu không chứng minh được nguồn gốc thủy sản khai thác, sẽ tiến hành lập biên bản. Trường hợp không ghi nhật ký thủy sản, không báo cáo khai thác, chủ tàu sẽ bị lập biên bản xử phạt theo Nghị định 103 trong lĩnh vực thủy sản.

Tuy nhiên, bất cập hiện nay là một số tàu không cập 3 cảng theo quy định để truy xuất nguồn gốc mà cập những nơi khác để bán cá hoặc thực hiện bán cá trên biển và tiếp tục hành trình đánh bắt, nên không thể kiểm soát được. Theo Chi cục Thủy sản, việc thành lập Văn phòng kiểm soát nghề cá tại cảng nhằm kiểm soát tình trạng đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không có nguồn gốc rõ ràng. Đơn vị này cho biết, ở châu Âu, họ quy định rất chặt chẽ, trước khi rời cảng đi đánh bắt mà không qua sự kiểm tra, kiểm soát, khi về không báo cáo, sản phẩm sẽ không bán được. Còn ở mình, dù sản phẩm không có nguồn gốc đánh bắt, hoặc đánh bắt bất hợp pháp về vẫn bán được bình thường, nên các chủ tàu chưa có trách nhiệm.  

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân

Hiện nay, việc cấp giấy xác nhận và chứng nhận nguồn gốc thủy sản còn mang tính đối phó, vì không giám sát được hoạt động của tàu cá trên biển; chưa kiểm soát được tàu cá xuất bến, cập bến, lên cá, việc lưu trữ hồ sơ chưa đảm bảo cho việc truy xuất nguồn gốc, hồ sơ lưu trữ sai lệch với các hồ sơ khác... Điều này không chỉ gây ách tắc trong quy trình xác nhận nguồn gốc nguyên liệu hải sản khai thác, mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các nhóm khuyến nghị chung của EC.

Anh Nguyễn Thu Thanh – Trưởng phòng Khai thác – Điều hành Cảng cá Phan Thiết cho biết: Chúng tôi đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân ghi chép thông tin đầy đủ, đúng yêu cầu trước khi xuất bến và khi đánh bắt trở về. Để quản lý tốt hơn hoạt động khai thác trên biển, tránh các trường hợp đánh bắt bất hợp pháp, sắp tới 100% tàu cá có tổng chiều dài từ 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đồng thời, tiến hành nâng cấp trạm bờ tại các chi cục thủy sản và thiết bị đầu cuối lắp đặt trên tàu cá, để đồng bộ và tương thích với trạm bờ, đáp ứng yêu cầu cập nhật vị trí tự động từ tàu cá về trạm bờ, với tần suất 2 giờ/lần.

Nhằm cụ thể hóa quy định trên, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo Sở NN&PTNT yêu cầu các chủ tàu, thuyền trưởng bật thiết bị giám sát hành trình 24/24 giờ khi đi khai thác hải sản trên các vùng biển. Trường hợp chủ tàu, thuyền trưởng cố tình vi phạm, không bật thiết bị kết nối về bờ, thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Từ đầu năm đến nay, Cảng cá Phan Thiết đã xác nhận 20 hồ sơ/455 tấn hải sản, chủ yếu là yêu cầu từ các công ty xuất khẩu thủy sản như Công ty TNHH Hải Nam, Hải Thuận, Công ty TNHH Đồ hộp Việt Cường, Toàn Thắng…

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 31/07/2019
Minh Vân
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:21 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:21 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:21 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:21 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:21 25/04/2024