VASEP kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam.

hải sản

Thời gian qua, nước này đã giảm khối lượng nhập khẩu, đặc biệt là với các mặt hàng như gạo, sắn và dăm gỗ... khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam.

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, các doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn. Cụ thể, theo thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào thị trường này thì nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được Trung Quốc phê chuẩn. Trong khi đó, theo quy định của cơ quan quản lý Việt Nam (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - NAFIQAD), chỉ cần nhà sản xuất có trong danh sách được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong danh sách các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, một số chưa được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc như cá hồi. NAFIQAD đã có nhiều công văn sang Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa có trả lời chính thức.

Ngoài ra, trong bối cảnh các nhà nhập khẩu Trung Quốc tăng mua (theo cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch), cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã yêu cầu có chứng nhận (H/C) của cơ quan thẩm quyền Việt Nam đối với các lô hàng thủy sản nhập khẩu nên nhiều doanh nghiệp/thương lái Trung Quốc đã không hoặc hạn chế đi việc thu mua theo con đường tiểu ngạch như trước đây.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đặt hàng thu mua cá tra với size cỡ lớn (>1 kg/con) nên đã dẫn đến tình trạng số lượng (nguồn cung) cá tra cỡ lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên và đã góp phần tác động tiêu cực đến việc giá nguyên liệu giảm trong thời gian từ quý II/2016.

Với mục tiêu đẩy mạnh việc xuất khẩu ổn định thủy sản sang thị trường Trung Quốc và tránh những tác động tiêu cực, VASEP kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương tháo gỡ những rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính. Hai Bộ làm việc với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc làm rõ về quy định của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu (code xuất khẩu sang Trung Quốc), cũng như kiến nghị Trung Quốc mở rộng danh mục sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu từ Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ sở dữ liệu và thống kê chính xác về sản lượng cá tra thực tế để có cơ sở đánh giá cung - cầu.

Theo VASEP, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 384,3 triệu USD (tăng 42,8% so với cùng kỳ năm 2015); trong đó, xuất khẩu tôm các loại đạt 217,43 triệu USD, tăng 41,8%, cá tra đạt 117,03 triệu USD, tăng mạnh 66,7%. Việt Nam cũng nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc đạt 32,14 triệu USD (tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2015).

Vinanet, 22/08/2016
Đăng ngày 23/08/2016
Thủy Chung
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 21:31 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:31 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 21:31 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 21:31 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 21:31 04/12/2024
Some text some message..