Vắt kiệt đầm Thủy Triều

Đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) là nơi trú ngụ của hàng trăm loài thủy sản, đồng thời cũng là khu vực mưu sinh của nhiều hộ dân. Hàng ngày, từ sáng đến khuya, có rất nhiều người ngụp lặn trong đầm đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, để mưu sinh, nhiều người sử dụng các phương tiện hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn lợi trong đầm.

đánh lưới cá đầm thủy triều

Nguồn lợi ở đầm sa sút, ông Bừng phải dậy từ sáng sớm để đánh lưới.

Vì kế mưu sinh

3 giờ sáng, ông Nguyễn Bừng (thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa) thức giấc, chuẩn bị cho buổi đi đánh lưới. Tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng chưa ngày nào ông dám nghỉ ngơi, bởi ông là trụ cột của gia đình với 2 con còn chưa yên bề gia thất và 4 đứa cháu được các con gửi chăm nom. Ông Bừng cho hay, thu nhập mỗi ngày từ việc đánh bắt cua, ghẹ ven đầm cũng được vài chục ngàn đồng, hôm nào khá hơn được 100 - 150 ngàn đồng. “Đầm càng nghèo, đánh bắt càng khó; do vậy, tôi phải dậy từ tờ mờ sáng, coi chừng con nước; 4 giờ sáng thả lưới, 6 giờ kéo lưới… Hôm nào muốn kiếm thêm con phi, con trai thì phải dầm mình cả ngày trong nước…”, ông Bừng kể. Hết đánh lưới, ông Bừng lại ngồi nhà vá lưới rách do sức nước hoặc do thủy sản phá hủy; do đó ít có thời gian nghỉ ngơi.

Để giúp tôi hiểu cách đánh lưới, ông Bừng lấy ghe đưa tôi ra đầm. Ông chọn một vị trí tốt giữa dòng và buông lưới. Từng mét lưới nhẹ nhàng buông xuống mặt nước từ đôi tay gầy guộc của người đàn ông khắc khổ, đã trải qua hàng chục năm ngày đêm bám đầm mưu sinh… Không xa nơi ông Bừng buông lưới, anh Nguyễn Văn Tĩnh (thôn Thủy Triều) cũng đang mải mê lặn ngụp. Tiếng máy nén khí trên chiếc ghe nổ giòn, bọt khí nổi gợn mặt nước. Ông Bừng nắm lấy dây dẫn khí giật khẽ, thế là anh Tĩnh trồi lên, nhoẻn miệng cười với chúng tôi. Anh trần tình: “Lặn khổ lắm, miệt mài từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều mà mỗi ngày cũng chỉ kiếm được dăm cân ghẹ, móng tay, vẽ áo… để bán cho người nuôi tôm hùm, được chừng 150 - 200 ngàn đồng…”. Sau khi nuôi tôm thua lỗ trăm triệu đồng, anh Tĩnh chẳng biết làm gì; thấy mọi người sắm bình hơi, máy nổ lặn đánh bắt thủy sản, anh cũng làm theo. Không chỉ đánh lưới, lặn, tại đầm Thủy Triều còn có rất nhiều cách đánh bắt thủy sản khác. Theo hướng chỉ của ông Bừng, tôi thấy nhiều người đang lặn ngụp dưới nước, chốc chốc dùng xẻng xúc cát để tìm từng con phi, con ngao…

Nguồn lợi cạn kiệt dần

Đầm Thủy Triều có diện tích hơn 2.500ha, là quần thể đầm phá đặc trưng của hệ sinh thái vùng đất ngập nước. Đầm có nguồn thức ăn phong phú, đa dạng, chế độ thủy văn, thủy triều thuận lợi, tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh sống, phát triển, là vùng ương nuôi các loài tôm, cá, cua tạo quần đàn cho các khu vực lân cận. Tuy nhiên, nguồn lợi tự nhiên ở đầm Thủy Triều ngày càng cạn kiệt bởi cách đánh bắt, khai thác vô tôi vạ của người dân, trong khi không có kế hoạch tái tạo, bổ sung. Hầu hết các loài thủy sản trong đầm đều được đánh bắt để sử dụng làm thực phẩm cho người hoặc làm thức ăn cho các loài thủy sản nuôi… Những cái tên như: con móng tay, phi, đuôi heo (vẽ áo)… đều quen thuộc với thương lái thu mua thủy sản ở đầm. Việc khai thác quá mức đã khiến các loài thủy sản trong đầm Thủy Triều không phục hồi, tái tạo kịp. Ông Bừng chua chát: “Đầm ngày càng “đói”, không biết tôi còn làm được mấy năm nữa… Cách đây 10 năm, sản lượng đánh bắt trong đầm mỗi ngày ít nhất được chục kg, nay chưa bằng 1/4!”.

Một thực tế là khi nguồn lợi dần cạn kiệt, người dân lại nghĩ ra nhiều cách thức mới để đánh bắt lạm sát, tận thu. Nếu những năm trước, người ta dùng lờ dây, xiết điện, thuốc nổ, thì nay, sau khi bị cấm, họ chuyển sang lặn, đào… để bắt bằng được các loài thủy sinh. Anh Tr. - người thường sử dụng lờ dây cho biết: Lờ dây do người Trung Quốc làm đang được bán tại nhiều cửa hàng vật tư thủy sản trong vùng. Chiều dài mỗi lờ 7 - 8m, mỗi ghe trang bị ít nhất 50 - 100 lờ nên sức khai thác rất lớn. Đáng nói, kích thước mắt lưới của lờ rất nhỏ nên hầu như không loài thủy sản nào thoát được. Tuy vậy, trên những chiếc ghe đậu ven bờ đầm, chúng tôi vẫn thấy lờ dây bày la liệt như thách thức các cơ quan chức năng. Theo anh Tr., hiện nay, tại đầm Thủy Triều xuất hiện một cách khai thác thủy sản mới là lặn. Đêm xuống, từng nhóm người trang bị đèn đội, bình hơi, dàn hàng ngang vơ vét hết các loài tôm, cua, cá… Mỗi ngày, mỗi người có thể kiếm được 300 - 400 ngàn đồng từ cách khai thác này…

Giải pháp triệt để hơn

Không phải đến bây giờ, đầm Thủy Triều mới cần được cứu. Ông Nguyễn Văn Nghiệt, cán bộ giao thông - thủy lợi xã Cam Hải Đông cho biết, xung quanh đầm không chỉ có cư dân Cam Hải Đông sinh sống mà còn có nhiều người từ các xã lân cận đến đánh bắt, khai thác. Nguồn lợi thủy sản ở đầm ngày càng cạn kiệt nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Nghề nuôi thủy sản làm phá vỡ môi trường sinh thái; hàng trăm tấn hóa chất cải tạo, xử lý vùng nuôi đã đổ xuống đầm. Ngoài ra, nguồn nước còn ô nhiễm do lồng bè nuôi, ô nhiễm từ các nhà máy trong khu vực thải ra. Gần đây, phát sinh lờ dây khai thác có tính hủy diệt càng làm cho môi trường xáo động, hủy hoại cả những sinh vật nhỏ bé. Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi ở đầm ngày càng khó khăn, đời sống người dân sống dựa vào đầm bấp bênh hơn bao giờ hết. Một số thanh niên trong vùng đã phải tìm kiếm công việc khác để mưu sinh.

Trong khi đó, xã, huyện vẫn chưa có giải pháp triệt để. Ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lâm cho biết, mấy năm trước, UBND huyện đã có chỉ thị tăng cường quản lý việc khai thác, đánh bắt thủy sản trong đầm Thủy Triều. Cụ thể: Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lưới cước (có kích thước nhỏ hơn 1,8cm), lờ dây, bẫy rập, nghề đáy và các ngư lưới cụ bị cấm để khai thác thủy sản trong đầm, làm cạn kiệt tài nguyên. Tuy nhiên, do chưa có chế tài cụ thể, quy định chủ yếu có tính vận động, thuyết phục nên người dân vẫn tiếp tục sử dụng. Ông Nguyễn Hữu Hảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm cho biết, thời gian qua, các hộ sử dụng lờ dây đã bị lực lượng chuyên ngành gồm: Biên phòng, Nông nghiệp phối hợp với xã kiểm tra, truy quét… Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo nghề, trang bị kiến thức cho ngư dân chuyển đổi nghề; đồng thời vận động hộ kinh doanh ven đầm có ý thức thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống… Huyện cũng kiến nghị tỉnh nạo vét đáy đầm để làm sạch môi trường, mở rộng thủy vực cho các loài thủy sản phát triển. Tỉnh đã giao cho Công ty Cổ phần Bất động sản Hà Quang Dự án quy hoạch cải tạo môi trường đầm Thủy Triều phát triển du lịch, nhưng đến nay, dự án vẫn chưa triển khai.

Mới đây nhất, theo ông Diệp Thời Niên - Chủ tịch Hội Nông dân xã: Năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 50% vốn cho 5 hộ ngư dân chuyển đổi từ nghề lờ dây sang nghề lờ mực đánh bắt ở biển Bãi Dài. Trạm Khuyến nông Cam Lâm cũng đã phối hợp với xã xây dựng mô hình chuyển đổi từ nghề lờ dây sang đánh lồng mực; huyện cũng chỉ đạo đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho ngư dân theo Quyết định 1956…

báo Khánh Hòa
Đăng ngày 10/07/2012
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 18:53 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 18:53 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 18:53 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 18:53 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 18:53 17/12/2024
Some text some message..