"Vua tôm" Minh Phú lại gặp hạn

Thủy sản Minh Phú đã có một năm 2015 làm ăn thua lỗ khi để hụt két mất hơn 200 tỷ đồng.

báo cáo tài chính Minh Phú 2016
Báo cáo tài chính năm 2015 Minh Phú âm 6,9 tỉ đồng

Thủy sản Minh Phú đã có một năm 2015 làm ăn thua lỗ. Tuy trong quá khứ, Minh Phú cũng từng bị thua lỗ nhưng 7 năm qua, giới đầu tư đã quen với một Minh Phú tràn đầy năng lượng: doanh thu tăng trưởng trung bình hằng năm hơn 40%, đứng đầu thế giới về xuất khẩu tôm, hướng đến giấc mơ tỉ đô ngay trong năm 2015.

Vì thế, ít ai ngờ Minh Phú có thể rơi mạnh như vậy, hoàn toàn vượt ngoài dự đoán. So với cùng kỳ, doanh thu năm 2015 của Minh Phú giảm gần 19%; còn lợi nhuận thì bị âm. Khi đặt con số thua lỗ gần 7 tỉ đồng của Minh Phú bên cạnh doanh thu hàng chục ngàn tỉ đồng và Công ty từng lãi khủng gần 1.000 tỉ đồng ở năm trước đó, mới thấy được sự khắc nghiệt mà Minh Phú trải qua.

Có thể thấy Minh Phú luôn là bị đơn trong các đợt thẩm tra chống bán phá giá từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Mức thuế chống bán phá giá áp cho Minh Phú cũng luôn ở diện cao nhất nhì. Trong lần xem xét thứ 9 (POR9), chẳng hạn, thuế chống bán phá giá dành cho Minh Phú ở mức cao nhất, 1,39%. Trước đó, ở kỳ POR8, mức thuế áp lên Minh Phú là 4,98%, chỉ đứng sau Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex).

Với việc liên tục bị “chiếu tướng”, con tôm của Minh Phú gặp không ít gian nan khi vào đất Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp Mỹ làm khó làm dễ, theo thông tin từ Công ty, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tôm chính của Minh Phú, chiếm khoảng 35% tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty.

Những rào cản kỹ thuật và thương mại dựng lên từ các quốc gia nhập khẩu tuy tạo thêm chướng ngại nhưng dường như chưa đủ sức quật ngã Minh Phú. Cú ngã đau trong năm 2015 của Minh Phú, được chính Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Lê Văn Quang chỉ ra là do tỉ giá.

Năm 2015, những quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong xuất khẩu tôm đều giảm mạnh đồng nội tệ so với đồng USD như đồng rupiah của Indonesia giảm tới 42%, rupee của Ấn Độ mất giá 20%. Kết quả là tôm của các nước này vào Mỹ với một mức giá mà như ông Lê Văn Quang nói là “rẻ không tưởng tượng nổi”. Với giá đó, tôm Việt Nam bỗng nhiên đắt hơn tôm các nước này đến hơn 20%.

Việt Nam mất khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn ở các thị trường khác. Bằng chứng là Việt Nam để tuột mất gần 60 thị trường vào tay các đối thủ. Và ở những thị trường chính, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm đều đồng loạt giảm mạnh, như ở Mỹ giảm 35,4%, châu Âu giảm 18%, Nhật giảm 22,8%, Trung Quốc giảm 17%... Riêng với Minh Phú, số liệu nửa đầu năm 2015 cho thấy tất cả các thị trường chủ lực đều sụt giảm trên 20%.

Kinh doanh sa sút còn vì lý do sản lượng tôm các nước đã phục hồi trở lại, gây bất lợi cho tôm Việt Nam nói chung và tôm của Minh Phú nói riêng. Theo Rabobank, sản lượng tôm các nước ước tăng khoảng 6% trong năm 2015. Trong khi đó, tôm Việt Nam chịu sức ép từ giá đầu vào cao, cộng thêm nuôi tôm thiếu chuyên nghiệp khiến Việt Nam càng cách biệt trong cạnh tranh so với các nước.

Ông Lê Văn Quang cho rằng Công ty vẫn có thể kiếm lời nếu mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường. Nhưng đó sẽ là mua lại dưới giá thành, khiến người nuôi không còn động lực tiếp tục nuôi tôm và doanh nghiệp sẽ gặp khó vì thiếu nguyên liệu. Do đó, Minh Phú phải chấp nhận “chịu trận”.

Nhưng dù nói gì thì các nguyên nhân kể trên không mới. Từ năm 2006, trong báo cáo thường niên, Minh Phú đã cho thấy họ là doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước tác động từ yếu tố vĩ mô, điều kiện tự nhiên và biến động thị trường.

Đặc biệt, những khó khăn trong ngành tôm như thiếu nguyên liệu, các rào cản phi thuế quan, rủi ro trong thay đổi cung cầu thị trường, cạnh tranh với các đối thủ, rủi ro tỉ giá... đều được lãnh đạo Công ty nhìn ra từ sớm. Nhưng cho đến nay, Minh Phú vẫn chưa tìm được một tấm khiên đủ vững để giúp Minh Phú phòng vệ tốt hơn trước những tác động bên ngoài.

Hiện tại Minh Phú vẫn lao đao trước các biến động của thị trường. Điều này thể hiện qua con số thuê ngoài trong khâu bán hàng, chiếm hơn 680 tỉ đồng. Mức độ chi mạnh cho bán hàng, liên quan đến các chi phí như hoa hồng cho đại lý, cho các đơn vị ủy thác xuất khẩu... đã ít nhiều phản ánh sự thất thế trong cạnh tranh ở Minh Phú. Công ty phải chi mạnh, chấp nhận chi phí ăn mòn lợi nhuận hơn để có được khách hàng và duy trì doanh số.

Đặc biệt, câu chuyện tỉ giá dường như vẫn đủ sức công phá Minh Phú. Nếu như năm 2008, Minh Phú chỉ bị lỗ khoảng 11 tỉ đồng từ chênh lệch tỉ giá thì năm 2015 con số này là hơn 200 tỉ đồng, theo báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty. Ảnh hưởng của tỉ giá lên Minh Phú khá thường xuyên, khiến thị trường không khỏi thắc mắc vì sao Minh Phú không thực hiện bảo hiểm tỉ giá.

Minh Phú dường như cũng chậm chân hơn so với các công ty cùng ngành trong việc xoay chuyển tình hình. Đơn cử, Sao Ta - một công ty con của Hùng Vương và cũng xuất khẩu tôm như Minh Phú - đã tìm cách để Mỹ phải cho Sao Ta bán hàng ở Mỹ với thuế chống bán phá giá bằng 0%. Công ty này cũng linh hoạt trong chuyển đổi thị trường, tìm cách mở rộng vào thị trường EU, từ tỉ lệ 7% năm 2014 lên khoảng 15% năm 2015 để tận dụng ưu đãi thuế 0% khi hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực từ năm 2016. Nhờ đó, dù doanh thu 9 tháng đầu năm 2015 tại thị trường Mỹ của Sao Ta giảm 25% thì thị trường EU lại tăng gần 300%.

Ngoài bán tôm đông lạnh, Sao Ta còn bán tôm thành phẩm (tôm bao bột, tôm chiên). Đây là mảng kinh doanh đem lại nhiều giá trị gia tăng, với tỉ suất lợi nhuận gộp chiếm 29% doanh thu nông sản. Kết quả là cả năm 2015, Sao Ta lãi 95 tỉ đồng trên doanh số khoảng 3.000 tỉ đồng.

Sao Ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh tôm thành phẩm với mục tiêu đạt tăng trưởng 20-30% mỗi năm. Riêng về Minh Phú, ông Lê Văn Quang cho biết Minh Phú đang nghiên cứu cách thức sản xuất mới, sao cho giá thành giảm gần một nửa, đủ sức cạnh tranh mà vẫn đảm bảo người nuôi có lời, giúp doanh nghiệp có thêm sự chủ động trong nguồn nguyên liệu chế biến.

Một tin vui là theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm có thể tăng trở lại vào năm 2016. Đây là cơ sở để Minh Phú lạc quan hơn trong năm 2016. Nhưng dù như thế nào, nhà đầu tư mong đợi lãnh đạo Minh Phú sẽ sớm rút kinh nghiệm để có bước đi uyển chuyển, chắc chắn, tận dụng các ưu thế và kinh doanh bền vững hơn.

Nhịp cầu đầu tư
Đăng ngày 16/03/2016
Doanh nghiệp

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 08:00 27/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 08:10 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 08:10 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 08:10 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 08:10 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 08:10 27/04/2024