Vươn ra biển lớn... nuôi cá

Vươn xa đất liền để nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp đang là hướng đi mới, được kỳ vọng mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho nghề và khắc phục được những bất cập của nghề nuôi trồng thủy sản ven bờ.

Vươn ra biển lớn... nuôi cá
Nghề nuôi cá ngoài biển đang rất giàu tiềm năng ở Phú Quốc. Ảnh: Nguyễn Việt

Công ty TNHH Một thành viên Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Trấn Phú (ở xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong những doanh nghiệp tiên phong, biến mong muốn này thành hiện thực.

Đưa chúng tôi xuống thuyền ra thăm “trang trại biển” đầu tiên ở Phú Quốc, anh Thái Tổ Trấn, Giám đốc Công ty Trấn Phú vui vẻ cho biết: “Mỗi ngày em “ném” 30 triệu đồng xuống biển đó anh!”.

Nghe mà vừa vui vừa nể, bởi đó mới là chi phí thức ăn hằng ngày cho 4 lồng tròn nuôi cá thương phẩm, trong khi mục tiêu tương lai gần của Trấn Phú là tăng số lồng nuôi lên gấp 10 lần.

Thành công bước đầu của nuôi cá công nghiệp trên vùng biển xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá ngoài khơi ở huyện đảo này. Mới chỉ 1 năm trước thôi, chẳng mấy ai dám tin kế hoạch nuôi cá công nghiệp có vẻ “phiêu lưu” ấy có thể thành hiện thực. Ngay bên lề hội thảo về nuôi biển do Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tổ chức tại Phú Quốc cách đây ít tháng, chúng tôi còn nghe một “quan chức” ngành thủy sản từ Hà Nội “nói nhỏ” rằng, “vào dự để động viên anh em, chứ không làm được đâu, ông ơi”(!).

Cuối năm 2016, Công ty Trấn Phú đã quyết định đầu tư nuôi cá biển theo phương thức công nghiệp trên vùng biển xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc. Giai đoạn 1, công ty nuôi trên diện tích 3ha mặt biển, đầu tư 4 lồng tròn nuôi cá thương phẩm, đường kính 20m, theo công nghệ Na Uy, mỗi lồng nhập khẩu từ Đan Mạch trị giá gần 650 triệu đồng.

Theo Giám đốc Thái Tổ Trấn, lồng kết cấu kiểu Na Uy tuy chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng bền và chắc chắn, có thể chịu sóng lớn cấp 10, an toàn hơn so với bè nuôi truyền thống, hạn chế ô nhiễm môi trường trên biển. Toàn bộ quy trình nuôi, chăm sóc cá, kiểm soát dịch bệnh, do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 chuyển giao.

Trong giai đoạn đầu, Công ty Trấn Phú thả nuôi 163.000 con cá chim trắng và cá hồng Mỹ. Bên cạnh 4 lồng tròn nuôi cá thương phẩm, công ty còn có 6 lồng vuông để ương cá giống ngay trên biển. Lý do là con giống ban đầu được ương “trên bờ”, khi thả nuôi ngoài biển phải mất thời gian thích nghi, tỷ lệ cá chết cao. “Cá biển phải về với biển”, áp dụng cách làm thuận theo tự nhiên ấy, sau thời gian nuôi thử nghiệm ương giống và nuôi thương phẩm trên vùng biển cách xa đất liền, cá chim và cá hồng Mỹ đều tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, tỷ lệ cá sống đạt gần 90%.

Giám đốc Trấn từng thành danh với nghề nuôi cá nước ngọt, có “thâm niên” 14 năm chìm nổi với con cá basa, cá tra vùng Châu Đốc, Châu Phú (tỉnh An Giang) và hiện vẫn đang duy trì nuôi cá da trơn ở “hậu phương”. Vậy điều gì khiến anh quyết định tiên phong rời sông Hậu vươn ra biển lớn?

Trả lời câu hỏi này, anh Trấn tâm sự: “Vươn ra biển là tất yếu thôi anh! Con cá tra, cá basa đã thoái hóa, do không có đàn cá bố mẹ được cách ly tốt, sau nhiều năm nuôi, cá bị cận huyết, tỷ lệ sống thấp... Chi phí chăm sóc tốn kém, giá thức ăn tăng cao, nhất là thị trường xuất khẩu khó khăn, khiến người nuôi dễ thua lỗ. Giờ người nuôi cá tra được hòa vốn đã là mừng. Trong khi đó, cá tự nhiên ở biển ngày càng cạn kiệt do đánh bắt bừa bãi, nên phải nuôi để bù đắp lượng cá thiếu hụt. Và cá biển dễ bán hơn cá nước ngọt nhiều”.

Anh Trấn cho biết, hiện, cá nuôi trong lồng giữa biển Phú Quốc đã có thể xuất bán được. Trong giai đoạn 1, Công ty Trấn Phú đã tiếp cận thị trường Mỹ và Trung Đông, đang nhắm tới chinh phục thị trường khó tính nhất về cá biển là Nhật Bản. “Nếu mình chinh phục được việc khó nhất rồi thì sau đó làm gì cũng dễ dàng và suôn sẻ, nghĩ vậy nên tôi luôn muốn bán được cá ở chỗ khó bán nhất” – Giám đốc Trấn  chia sẻ.

Để làm được điều này, công ty đang áp dụng quy trình nghiêm ngặt trong tất cả các khâu, sử dụng con giống có xuất xứ rõ ràng, thức ăn luôn phải “chuẩn”, chăm sóc cá đúng kỹ thuật... nhằm xây dựng thương hiệu Cá biển Trấn Phú. Mục tiêu giai đoạn 1 là 70% lượng cá của công ty tiêu thụ tại thị trường trong nước, còn 30% xuất khẩu. Anh Trấn tự tin rằng chỉ ít lâu nữa tỷ lệ này sẽ “đảo chiều”, chỉ bán trong nước một phần nhỏ, còn 70% cá biển nuôi ở Phú Quốc sẽ “xuất ngoại”.

Niềm tin này của anh Trấn có cơ sở thực tế, bởi hiện tỉnh Kiên Giang có gần 200km bờ biển, diện tích ngư trường hơn 63.000km2, một số khu vực, nhất là quanh các đảo và quần đảo – hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. Thực tế, nghề nuôi cá biển của Kiên Giang đã tồn tại nhiều năm qua. Hiện toàn tỉnh có 2.737 lồng bè nuôi cá trên biển, phần lớn tập trung ở vùng biển Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, với sản lượng trên 1.300 tấn mỗi năm, chủ yếu nuôi cá mú và cá bớp. Song, nghề nuôi cá lồng bè thương phẩm tại Kiên Giang quy mô nhỏ lẻ, bè nuôi kết cấu thô sơ, chủ yếu tự chế bằng gỗ, luôn phải di dời tránh gió bão.

Với những bước đi táo bạo của Trấn Phú, nghề nuôi cá biển ở Kiên Giang đang bước sang trang mới. Người đứng đầu công ty không giấu giếm mục tiêu trong tương lai không xa, với 50-60 bè nuôi công nghiệp, sẽ sản xuất 1.500 – 2.000 tấn cá biển mỗi năm, cao gấp rưỡi sản lượng hiện tại của toàn tỉnh.

Tuy nhiên, để mô hình nuôi cá lồng trên biển theo hướng công nghiệp phát triển bền vững, mở ra hướng đi mới cho ngư dân, cần phải có chính sách thích hợp và quy hoạch vùng nuôi ổn định để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, giúp người dân làm giàu tư biển mà vẫn không ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Giám đốc Thái Tổ Trấn đề xuất: Về tài chính, cần có chính sách khuyến khích người nuôi cá biển theo hướng công nghiệp bằng cách cho vay ưu đãi vốn cố định cũng như vốn lưu động, tương tự như Nghị định 67 về đóng tàu cá. Đồng thời, thời gian cho thuê hay giao mặt nước biển cho doanh nghiệp nuôi thủy sản phải đủ dài, chí ít cũng từ 30-50 năm, và có quyền tài sản đối với quyền sử dụng mặt nước biển như với đất, để nhà đầu tư yên tâm. “Đất thì được cấp sổ đỏ, tại sao biển không thể cấp sổ xanh, để doanh nghiệp vững lòng an tâm đầu tư làm ăn lâu dài?” - Anh Trấn đề nghị.

Báo Biên Phòng
Đăng ngày 21/04/2018
Nguyễn Việt
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:53 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:53 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:53 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 29/03/2024