Xuất khẩu nghêu lụa ngưng trệ do "kẹt" giấy phép khai thác

Thời gian qua, rào cản từ ngành chức năng đã phát sinh nhiều vấn đề khiến doanh nghiệp (DN) và ngư dân gặp khó trong khai thác, xuất khẩu nghêu lụa…

khai thác nghêu
Khai thác, xuất khẩu nghêu lụa, sò lông ở Kiên Giang đang gặp khó khăn - Ảnh: Công Hân

Phương tiện nhỏ, không cấp phép

Năm 2004, Uỷ ban Liên minh châu Âu công nhận vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ven bờ TX.Hà Tiên và H.Kiên Lương (Kiên Giang) đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Nhưng gần đây, các DN chế biến xuất khẩu nghêu lụa, sò lông ở đây gặp khó khăn do không được đơn vị chức năng thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc khai thác chủ yếu là phương tiện công suất 20 CV, không được cấp phép.

Theo quyết định số 18/2011-UBND, ngày 7.4.2011 của UBND tỉnh Kiên Giang, những phương tiện nói trên không thuộc phạm vi đăng kiểm cấp giấy phép hành nghề của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, mà do UBND huyện quản lý, cấp giấy phép khai thác. Tuy nhiên, ngày 3.12.2013, Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang ban hành công văn số 72 với nội dung: việc cấp giấy phép khai thác nghêu lụa, sò lông trên địa bàn tỉnh đối với các tàu công suất từ 20 CV đến dưới 90 CV không thuộc thẩm quyền của UBND huyện như trước đây mà thuộc thẩm quyền của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Sự thay đổi về thủ tục hành chính này dẫn đến lãng phí thời gian, chi phí đi lại của bà con ngư dân để xin giấy phép khai thác. Nhiều phương tiện chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động khai thác bán cho nhà máy chế biến dẫn tới số sản phẩm này không được cấp giấy chứng nhận xuất xứ và không thể xuất sang châu Âu. Từ đó, lượng hàng tồn kho lớn, DN có nguy cơ bị phạt vì vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, nhiều phương tiện chưa có giấy phép khai thác phải tạm ngưng hoạt động nên nhiều DN đã ký hợp đồng bán sản phẩm cho đối tác nước ngoài nhưng không có nguyên liệu chế biến.

Nguy cơ tồn hàng 

Ông Trương Văn Thắng, DNTN Bích Thắng (xã Bình An, H.Kiên Lương), cho biết DN đang thu mua mặt hàng nghêu lụa từ 120 - 150 tấn/ngày, nhưng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bắt buộc các phương tiện phải có giấy phép khai thác thì mới cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Trong khi đó, số ghe nhỏ đang khai thác nghêu lụa trên địa bàn chiếm đến 90%, bà con ngư dân không đủ điều kiện đăng ký xin cấp giấy phép khai thác hợp pháp. Mặt khác, DN đã vay ngân hàng cho ngư dân mượn vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị, sửa chữa phương tiện, máy móc để khai thác đánh bắt, nhưng không thu mua được sản phẩm nghêu lụa của bà con nên thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

Công ty TNHH MTV Tiến Triển (H.Kiên Lương) cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ông Nguyễn Thành Sơn, đại diện công ty này, cho biết công ty thu mua nghêu lụa tại khu vực xã Bình An (H.Kiên Lương) của hơn 70 hộ dân, với trên 100 phương tiện khai thác nhỏ và thô sơ không đăng ký cấp phép nên đơn vị không được chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đến nay đã thu mua hơn 1.500 tấn, nhưng chưa xuất khẩu được.

Theo ông Trần Hồng Hải, Phó chủ tịch UBND H.Kiên Lương, trước mắt huyện đề nghị Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho các DN chế biến xuất khẩu nghêu lụa, sò lông thu mua của ngư dân để giải quyết hàng tồn đọng. Tiếp tục cho huyện quản lý, cấp giấy phép cho các phương tiện khai thác như trước đây để ngành nghề này hoạt động ổn định.

Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị giải quyết, tháo gỡ khó khăn, bất cập này để sản phẩm nghêu lụa tiếp tục xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Cụ thể là cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm tồn kho của DN có đủ bằng chứng chứng minh đã mua nghêu lụa, sò lông từ vùng biển Kiên Giang và đang trong thời gian được phép thu hoạch; tiếp tục giao cho UBND cấp huyện thực hiện cấp giấy phép khai thác nghêu lụa, sò lông. Hướng dẫn cơ quan chuyên môn ngành dọc cấp huyện trong việc làm thủ tục cấp giấy phép và ghi nhật ký khai thác nghêu lụa, sò lông.

Báo Thanh Niên, 08/04/2014
Đăng ngày 09/04/2014
Minh Khoa
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 16:07 04/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 16:07 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 16:07 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 16:07 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 16:07 04/05/2024