Xuất khẩu tôm Ấn Độ năm 2019 sẽ tăng trưởng chậm hơn

Dự kiến, năm 2019, tốc độ tăng trưởng XK tôm Ấn Độ sẽ chững lại so với các năm trước đó do một số vấn đề nội tại và tác động từ thị trường thế giới.

Xuất khẩu tôm Ấn Độ năm 2019 sẽ tăng trưởng chậm hơn
Xuất khẩu tôm Ấn Độ năm 2019 sẽ tăng trưởng chậm hơn

Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến, đóng túi kín khí (HS 160529) là 2 sản phẩm XK chính của Ấn Độ, lần lượt chiếm 93,2% và 4,1% tổng cơ cấu các sản phẩm tôm XK của Ấn Độ.

Từ năm 2015-2017, giá trị XK tôm Ấn Độ tăng từ 3,2 tỷ USD lên 4,9 tỷ USD. Ba thị trường NK lớn nhất tôm Ấn Độ gồm Mỹ, chiếm 42% tổng giá trị XK tôm Ấn Độ đi các thị trường. Tiếp đó, Việt Nam đứng thứ hai chiếm 20%, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 3, chiếm 8,4%.

Mười tháng đầu năm 2018, XK tôm Ấn Độ sang Mỹ đạt 1,9 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2017. XK tôm Ấn Độ sang Mỹ trong từng tháng của năm 2018 đều tăng so với cùng kỳ năm 2017. Có thể nói, năm 2018 là một năm hoạt động tốt của các nhà XK tôm Ấn Độ sang Mỹ.

Giá tôm Ấn Độ giảm khoảng 10% trong năm 2018, khiến nhu cầu của các nhà NK Mỹ tăng. Cộng với Mỹ giảm NK tôm từ Việt Nam, Ecuador, Thái Lan, Mexico nên càng tạo đà tăng trưởng XK cho tôm Ấn Độ sang Mỹ. Trong quý cuối năm 2018, đồng rupee giảm giá mạnh so với đồng USD cũng hỗ trợ đắc lực cho việc tăng trưởng lợi nhuận của các nhà XK tôm Ấn Độ sang Mỹ.

Dự kiến XK tôm Ấn Độ sang Mỹ sẽ chững lại trong năm 2019 vì các nhà XK tôm Ấn Độ lo ngại Chương trình Giám sát Thủy sản NK (SIMP) của Mỹ có thể ảnh hưởng không tốt tới XK tôm Ấn Độ sang Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ NK nhiều tôm Ấn Độ trong năm 2018 nên năm 2019 sẽ giảm xuống do tồn kho còn lại từ năm 2018.

Theo ITC, 9 tháng đầu năm 2018, Ấn Độ XK 146 triệu USD sang Trung Quốc, tăng 216% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc tăng NK tôm Ấn Độ do nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng và sản lượng tôm Trung Quốc giảm sâu. Bên cạnh đó, thỏa thuận thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán cũng hứa hẹn tác động tích cực tới XK tôm Ấn Độ sang Trung Quốc.

Trái ngược với đà tăng trưởng tốt của XK tôm Ấn Độ sang Mỹ và Trung Quốc, XK tôm Ấn Độ sang EU và Nhật Bản trong năm 2018 giảm. XK tôm Ấn Độ sang EU trong năm 2018 và những năm gần đây có xu hướng giảm do vướng phải vấn đề về chất lượng. XK sang Nhật Bản giảm do Ấn Độ không có size cỡ tôm phù hợp với thị hiếu của thị trường Nhật và sự cạnh tranh mạnh của các đối thủ như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

Thách thức còn nhiều

Người nuôi tôm Ấn Độ đang gặp khó khăn với các vấn đề dịch bệnh (bệnh phân trắng, vi bào tử trùng, bệnh đốm trắng), thiên tai và các nhà chế biến nước này đang phải đối mặt với nhu cầu thấp từ các thị trường NK. Năm 2019, giá tôm Ấn Độ dự kiến vẫn giảm theo xu hướng của năm 2018, dẫn tới sản lượng tôm nước này dự kiến giảm.

Theo các chuyên gia, quy định SIMP (có hiệu lực từ 1/1/2019) có thể ảnh hưởng tới 50% khối lượng XK tôm của Ấn Độ sang Mỹ nếu các nhà XK không áp dụng các giải pháp hiệu quả. Do vậy, các nhà XK thủy sản đã chuẩn bị các phương án tăng cường thực hiện các thủ tục đăng ký trại nuôi và tàu khai thác gắn với chứng nhận để giải quyết các vấn đề truy xuất.

Ấn Độ vẫn đang phải đối mặt với quy định kiểm tra 50% các lô hàng tại biên giới EU. Bên cạnh đó, các nhà XK tôm Ấn Độ cũng lo ngại quyết định của giới chức Hàn Quốc trong việc áp dụng các kiểm tra mới gồm bệnh đốm trắng ngay cả với tôm biển dẫn tới 100% lô hàng bị trả về. Do vậy, các nhà NK không thể tận dụng ưu đãi 10.000 tấn miễn thuế XK.

Sự cạnh tranh giữa Ấn Độ và các nguồn cung đối thủ như Việt Nam, Ecuador, Thái Lan, Indonesia ngày càng tăng. Trên thị trường Mỹ và Nhật Bản, Ấn Độ gặp khó khăn khi cạnh tranh với Indonesia về giá và size cỡ tôm phù hợp với thị hiếu của thị trường.

Trước những khó khăn trên, tốc độ tăng trưởng khối lượng XK tôm Ấn Độ năm 2019 dự kiến chỉ đạt từ 7-10% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 17% từ năm 2013 đến 2017.

VASEP
Đăng ngày 17/01/2019
Kim Thu
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 03:54 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 03:54 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 03:54 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 03:54 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 03:54 25/04/2024