Xuất khẩu tôm quý I/2022 tăng trưởng 46%

Ba tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình kinh tế và chính trị trên toàn cầu vẫn đang biễn biến phức tạp do Covid 19 và xung đột Nga-Ukraine, tuy nhiên xuất khẩu tôm của nước ta vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ 2021.

xuất khẩu tôm
Xuất khẩu tôm của nước ta vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ 2021. Ảnh: tongcucthuysan

Quý đầu năm 2022, một số thị trường tiêu thụ tôm chủ lực của nước ta đang dần mở cửa hơn, các qui định trong ngành du lịch, vận tải được nới lỏng sau một thời gian dài phải siết chặt do đại lịch, đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là cho ngành tôm của Việt Nam.

Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý 1 năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu tôm đến 73 thị trường trên toàn cầu. 

So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu tôm nước ta tăng trưởng hơn 46% với doanh thu 955 triệu đô. Tôm thẻ chân trắng vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm đến 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm và đạt 729 triệu đô.

Về tôm sú, doanh thu xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2022 là 126 triệu đô, chiếm 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta đều ghi nhận những sự tăng trưởng đáng kể, dao động từ 18 đến 93%. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Úc là năm thị trường trọng yếu của xuất khẩu tôm Việt Nam. 

Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất (đóng góp 20.4%) tuy nhiên xét về góc độ tăng trưởng so với 2021 thì Trung Quốc đạt con số tăng trưởng ấn tượng (92.4%), với tổng doanh thu từ thị trường tỷ dân này là 90.1 triệu đô. 

Ngoài Trung Quốc, thì Bỉ, Hà Lan và Úc là ba thị trưởng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong tổng giá trị nhập khẩu tôm từ Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ba thị trưởng trên lần lượt là 81.6%, 77.3% và 70.3%. Những tín hiệu khả quan về xuất khẩu tôm của nước ta đã bắt đầu xuất hiện, những nguyên nhân chính có thể là do cách chính sách mở cửa trở lại của các nước trên thế giới sau nhiều tháng “lockdown” do đại dịch, đồng thời nhu cầu về các loại thực phẩm thiết yếu cũng gia tăng nhanh chóng trong tình hình căng thẳng ở Ukraine.

 thị trường xuất khẩu tôm
Top 5 thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam. Nguồn: VASEP, 2022

Về tình hình sản xuất tôm ở nước ta, tính đến 20/3/2022 diện tích nuôi tôm thẻ là 32,200 ha và tôm sú là 482,000 ha. Tổng sản lượng tôm nước lợ ở ba tháng đầu năm ước tính khoảng 136 nghìn tấn trong đó thì tôm thẻ chân trăng tăng 12.9% so với cùng kỳ năm ngoài, tuy nhiên với tôm sú sản lượng giảm khoảng 0.8%. 

Trong các tỉnh sản xuất tôm thì Sóc Trăng là tỉnh có sản lượng tôm xuất khẩu lớn nhất cả nước mà theo VASEP là do tỉnh này tập trung phát triển các mô hình nuôi tương đối hiệu quả, các tỉnh tiếp theo lần lượt là Cà Mau, Bạc Liêu.

So với 2021, thì giá tôm nguyên liệu có xu hướng bằng hoặc có những thời điểm tăng nhẹ. Cụ thể với tôm thẻ, giá tôm nguyên liệu trung bình là 132 đến 136 nghìn đồng/kg đối với size 50 con/kg, còn với size tôm nhỏ hơn (80con/kg) thì giá dao động từ 109 đến 116 nghìn đồng/kg. Còn với tôm sú, giá tôm cỡ lớn 40 con/kg thì giá bán trung bình dao động từ 175 tới 200 nghìn đồng/kg tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong ngành tôm ở Việt Nam ba nhóm sản sản phẩm tôm xuất khẩu chính là tôm thẻ, tôm sú và tôm biển. Ba tháng đầu năm 2022, tỷ trong ba sản phẩm chính vẫn không có quá nhiều thay đổi so với cùng kỳ 2021, trong đó các sản phẩm từ tôm thẻ chiếm 76%, tôm sú là 13% và tôm biển là 10%. 

Các sản phẩm của tôm thẻ như các mặt hàng tươi sống, đông lạnh tăng mạnh so với các sản phẩm chế biến, tuy nhiên với tôm sú thì xu hướng này ngược lại, các sản phẩm tôm sú chế biến lại gia tăng so với các sản phẩm đông lạnh, tươi sống.

Nguồn: VASEP- Report on Vietnam seafood exports in Q.I/2022, Ha Noi, 2022

Đăng ngày 23/05/2022
Hiển La @hien-la
Kinh tế

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 10:21 04/12/2023

Quản lý chi phí trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sản xuất

Trong giai đoạn hiện nay, người nuôi tôm phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao, có nguy cơ trở thành một ngành kinh doanh thua lỗ. Một trong số đó là giá tôm quá thấp nên họ không có lãi.

Tôm thẻ đẹp
• 11:00 24/11/2023

Thủy sản Việt Nam "lơ là" với thị trường nội địa

Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng chính vì điều đó, mà chúng ta lại nhập khẩu sản phẩm tinh và xuất khẩu sản phẩm thô. Có phải thủy sản Việt Nam đang “lơ là” với thị phần trong nước.

Buôn bán hải sản
• 10:17 23/11/2023

Giá cá tra giống Việt Nam tăng trong tháng 10

Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt được 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản Việt Nam, sau nhiều tháng sụt giảm.

Xuất khẩu cá tra
• 10:50 22/11/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:07 10/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:07 10/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 04:07 10/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 04:07 10/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 04:07 10/12/2023