Nỗi lo "chất cấm" trong tôm xuất khẩu

Trong bốn tháng đầu năm 2015, cả nước đã có 36 lô tôm xuất khẩu bị ba thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản trả về do có chứa chất cấm (hóa chất, kháng sinh), bằng 40% so với con số của cả năm ngoái. Riêng thị trường Mỹ trả về 25 lô, bằng hơn 50% so với cả năm 2014. Ðó là thông tin từ Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Nafiqad).

tôm thẻ chân trắng
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chuyện con tôm xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác trả về do sử dụng chất cấm vẫn đều đặn diễn ra từ nhiều năm nay và có nguy cơ ngày càng tăng, đang đe dọa đến kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và người nuôi.

Chỉ xét về kim ngạch, trong ba tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sang các thị trường lớn đều giảm mạnh. Ðơn cử, thị trường Mỹ đạt hơn 116,3 triệu USD, giảm 55,8% so với cùng kỳ; EU đạt hơn 108,5 triệu USD, giảm 3,1% và Nhật Bản đạt hơn 103,7 triệu USD, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân là hiện nay các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm mới chủ động được khoảng 10% nguyên liệu, còn lại phải mua từ các hộ nuôi. Trong khi hầu hết các hộ nuôi có quy mô nhỏ, manh mún, tự phát, không tuân thủ kỹ thuật nuôi, lạm dụng hóa chất dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tràn lan.

Những năm gần đây, hội chứng tôm chết sớm (EMS) bùng phát càng khiến người nuôi tăng cường sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. Lỗi là do người nuôi nhưng thực tế, một đầm tôm đối với họ là cả cơ nghiệp nên không ai dám nói "không" với kháng sinh khi tôm đổ bệnh.

Tuy nhiên, thị trường thuốc kháng sinh hiện nay gần như bị thả nổi, không được sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, cho nên mạnh ai nấy mua, mua loại nào và số lượng bao nhiêu tùy ý.

Ðể giải quyết tình trạng nêu trên, không có cách nào khác là trị tận gốc bằng cách kiểm soát chất lượng tôm ngay từ khâu thả nuôi ở các hộ dân, bao gồm: giống, thức ăn, hóa chất, kháng sinh. Ðặc biệt, các địa phương cần có quy hoạch cụ thể diện tích nuôi tôm để dễ quản lý, đồng thời hạn chế tình trạng bùng nổ diện tích nuôi dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng - một trong những nguyên nhân lớn của dịch bệnh.

Mặt khác, cần tăng cường đội ngũ thú y thủy sản, khuyến cáo và hướng dẫn bà con xử lý dịch bệnh, thay cho việc các hộ nuôi tự ý chẩn bệnh và chữa trị cho tôm như hiện nay.

Về phía doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, nên sớm đầu tư vùng nguyên liệu, hoặc liên kết sản xuất với các hộ nuôi trên cơ sở cung cấp giống và kỹ thuật, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu để chủ động nguồn nguyên liệu sạch. Ðồng thời, học tập nghiên cứu áp dụng các mô hình tiên tiến như nuôi tôm sinh thái mật độ thấp, sử dụng thức ăn tự nhiên để hạn chế rủi ro bệnh tật.

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, chiếm tới 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Ðể mặt hàng này tiếp tục là "điểm son" của ngành kinh tế thủy sản trong năm 2015, thì việc kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất chất cấm trong sản phẩm là điều cần quan tâm nhất hiện nay.

Nhân Dân, 13/05/2015
Đăng ngày 16/05/2015
Tiến Anh
Chế biến

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 17:54 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 17:54 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 17:54 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 17:54 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 17:54 13/05/2024