Nuôi cá lóc đầu nhím

Cá lóc đầu nhím (được lai giữa cá lóc đen và cá lóc môi trề) đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc của nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Với ưu điểm vượt trội như dễ nuôi, năng suất cao, thịt ngon và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, cá lóc đầu nhím cũng đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo.

cá lóc đầu nhím
Ảnh minh họa: Internet

Cá lóc đầu nhím dễ nuôi nhưng phụ thuộc nguồn thức ăn tự nhiên, để thu được 1 kg cá lóc thương phẩm cần tiêu tốn 4 - 4,5 kg cá tạp làm thức ăn, diện tích ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở, tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng 1.000 - 5.000 m2 vì nếu diện tích ao quá lớn thì rất khó quản lý. Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, mầu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh, nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.

Thường cá lóc giống được bắt về có kích thước lồng 4 - 6 cm và thả nuôi với mật độ 50 - 100 con/m2. Hiện nay cá lóc nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, khi chọn thức ăn công nghiệp cho cá cần cẩn trọng và cho cá ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp và cá biển.

Xã Phú Thọ (Tam Nông, Đồng Tháp) là nơi vùng sâu Đồng Tháp Mười, từ trước đến nay người dân sống nhờ cây lúa, nhưng cũng chỉ đủ ăn. Gia đình anh Bùi Văn Hoa từ khi chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá lóc đầu nhím lãi hơn 2 tỷ đồng/ha/năm là kết quả của việc quyết định sử dụng 4.000 m2 đất lúa đào ao nuôi cá lóc đầu nhím và kết quả bước đầu đạt hiệu quả cao hơn trồng lúa gấp năm đến bảy lần. Sau đó anh mở rộng thêm 6.000 m2, tiếp tục đào ao nuôi cá, nâng tổng diện tích lên 1 ha nuôi cá lóc đầu nhím. Với diện tích này, gia đình anh thu hoạch được hơn 400 tấn cá lóc thương phẩm, doanh thu từ 14 - 15 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 2 tỷ đồng.

Anh Vũ Đình Quynh (xóm Vinh Phú, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) trong một lần xem truyền hình thấy nông dân các tỉnh phía nam nuôi cá lóc cho thu nhập cao đã quyết định vào nam học hỏi và chọn giống cá lóc đầu nhím từ Đồng Tháp đem về quê nhà nuôi.

Anh cho biết: Năm đầu tiên tôi thả 10 nghìn con giống. Nhờ chú trọng ngay từ khâu lựa chọn những con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều nên đàn cá của gia đình anh sinh trưởng, phát triển nhanh, sau sáu tháng, anh xuất bán lứa cá đầu tiên, trừ chi phí thu lãi 150 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, các anh còn chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người khi đến học hỏi cách nuôi. Ở họ đều tựu trung một ý nguyện mong sao các hộ nông dân đều thoát nghèo và làm giàu chân chính bền vững.

Báo Nhân Dân, 02/06/2015
Đăng ngày 02/06/2015
Nguyễn Văn Đức
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 21:28 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 21:28 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 21:28 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 21:28 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 21:28 26/04/2024