Nuôi hàu mở ra hướng thoát nghèo cho ngư dân Sa Huỳnh

Nuôi hàu thương phẩm Thái Bình Dương (hàu sữa) hiện được người dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (hay còn gọi ngư dân vùng biển Sa Huỳnh), tỉnh Quảng Ngãi ưa chuộng vì đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây được xem là hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân ở các làng chài nghèo ven biển.

nuôi hàu
Ảnh minh họa: Internet

Ông Nguyễn Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết, nghề nuôi hàu sữa không chỉ tạo điều kiện cho nhiều gia đình thu lãi mỗi năm hơn trăm triệu đồng mà còn góp phần tạo việc làm cho hàng trăm lao động nơi đây. Hiện giá hàu 32.000 - 35.000 đồng/kg và liên tục tăng qua hàng năm. Vì vậy, mô hình này đã được nhân rộng cho hàng chục hộ dân địa phương. Việc nuôi hàu sữa đơn giản và vốn đầu tư ít, phù hợp với ngư dân nghèo tại vùng biển Sa Huỳnh.

Ông Văn Công Thanh được xem là người tiên phong trong việc đưa con hàu Thái Bình Dương về với Sa Huỳnh. Đầu năm 2012, ông Thanh gom góp tiền vào Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Khánh Hòa) học hỏi kỹ thuật, mua con giống về nuôi thử nghiệm ở vùng cửa biển quê nhà. Với nguồn vốn ban đầu 35 triệu đồng, ông Thanh mạnh dạn mua 200.000 con giống và đóng lồng bè tre gắn phao nổi cố định nuôi hàu sữa ngay tại đầm Sa Huỳnh. Sau khi mua con giống về, ông treo vào thanh tre nằm cách mặt nước khoảng 30cm, đến khi trưởng thành (khoảng 3 tháng nuôi), ông tách ra xếp vào sọt nhựa để hàu phát triển.

“Con hàu có đặc điểm là người nuôi không phải tốn chi phí để mua thức ăn vì chúng là loài chỉ ăn động vật phù du, tảo có trong tự nhiên và các loại sinh vật nhỏ... Người nuôi càng vệ sinh sạch sẽ thì hàu càng phát triển, càng lớn nhanh và sau 6 tháng sẽ cho thu hoạch. Tuy nhiên, con hàu chỉ nuôi được từ tháng giêng đến tháng 10 vì các tháng còn lại thời tiết thường lạnh nên hàu ít phát triển, nếu có phát triển dễ bị ọp (ốm yếu)”, ông Thanh chia sẻ.

Hiện ông Thanh đã có 8 lồng, bè nuôi hàu với khoảng 700 dây (100 con/dây). Với cách nuôi gối đầu nên hàng ngày cơ sở nuôi hàu của ông Thanh cung cấp từ 50 - 100 kg hàu cho thị trường thành phố Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận.

Học tập từ mô hình của ông Thanh, hiện ở vùng biển Sa Huỳnh đã có trên 50 hộ thực hiện nuôi hàu thương phẩm. Theo đó, các hộ như ông Ngô Thông với 6 bè nuôi hàu, ông Cao Nhanh 4 bè, ông Nguyễn Hiền 2 bè..., trung bình mỗi bè có diện tích khoảng 50 m2. Hàu sữa thương phẩm đạt kích cỡ gần bằng nửa bàn tay (10 con/kg) có thể xuất bán. Với giá 35.000 đồng/kg, trung bình mỗi năm hộ nuôi hàu có thể thu lãi ròng hàng chục triệu đồng mỗi bè.

Theo các ngư dân Sa Huỳnh, hàu sữa thương phẩm Thái Bình Dương hiện được xem là món ăn có giá trị dinh dưỡng lớn nên nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường trên cả nước là khá cao. Nuôi hàu hiệu quả kinh tế cao, không lo lắng về đầu ra, trong khi vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít rủi ro, phù hợp với người dân vùng ven biển, hải đảo. Nuôi hàu sữa thương phẩm Thái Bình Dương đang trở thành một trong những hướng đi thoát nghèo cho ngư dân vùng biển Sa Huỳnh./.

TTXVN/CPV, 04/08/2015
Đăng ngày 04/08/2015
Sỹ Thắng
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:26 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 12:26 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 12:26 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 12:26 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 12:26 26/04/2024