Mùa cá trích biển Tây Nam

Cá trích ở bãi Khem, Phú Quốc nhiều vô kể. Nơi đây dần hình thành làng nghề đánh bắt cá trích từ năm 1976 của thế kỷ trước...

cá trích
Gỡ cá trích ở bãi Khem.Ảnh: NHẬT HỒNG

Bãi Khem còn có tên Kem, cách thị trấn An Thới, Phú Quốc (Kiên Giang) 2 cây số. Theo lời thầy Khánh, giáo viên cấp II Dương Đông: “Bãi này, trước năm 1975 nhà tù Phú Quốc dành cho tù nhân ra tắm, sau khi đất nước thống nhất, ngư dân thấy nơi đây bình yên sóng gió nên tụ tập về làm bãi neo đậu thuyền đánh bắt gần bờ. Cá trích ở đây nhiều vô kể. Bãi Khem dần hình thành làng nghề đánh bắt cá trích từ năm 1976 của thế kỷ trước”.

Làng nghề có khoảng trên 50 hộ ngư dân, cứ đến 3 giờ khuya ơi ới gọi nhau, nửa tiếng sau lên tàu.

Xóm lưới bãi Khem rộn rịp ra khơi từ 3 giờ rưỡi sáng và trở về quãng 9 giờ. Hơn 50 hộ ngư dân này có 5 tàu, mỗi tàu chở được 10-12 thuyền thúng. Họ thường đi khơi xa khoảng 15 cây số trong buổi sớm biển yên lành. Tới lúc hừng đông đến điểm cá, tàu thả thuyền thúng theo đường thẳng, mỗi thuyền cách nhau chừng 50 mét.

Bà con để lưới sẵn trong thuyền thúng, cứ buông lưới xuống biển khoảng 30 phút là xong, mỗi người có 10 tay lưới kết thành đường lưới dài hơn 1.000 mét. Chờ khoảng 30 phút sau thì bắt đầu cuốn lưới. Thời gian cuốn hơn tiếng đồng hồ, vì cá nặng trịch theo từng thước lưới trên tay. Khi ấy, chủ tàu bắt đầu “vớt” ngư dân lên tàu.

Về tới bãi, mỗi tay lưới phải có hai người phăng, người nắm một giềng, giềng trên và giềng dưới. Vừa phăng vừa gỡ cá. Thời gian gỡ cá mất hơn tiếng đồng hồ nữa. Trung bình mỗi tay lưới mùa này đánh được trên 100 ký cá trích; giá mỗi ký mùa tháng Bảy này bán được 12.000 đồng, trừ chi phí có người còn hơn triệu đồng trong mỗi buổi sáng. Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Minh, quê ở Quảng Ngãi, vô đây sinh sống đã 30 năm bằng nghề đánh cá trích, cá trích có nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 Âm lịch. Tới mùa gió bấc thì ngư dân giăng bắt ít hơn, nhưng ngược lại giá cá gấp đôi, nên mỗi ngư dân kiếm lời không dưới 800.000 đồng mỗi chuyến.

Ông Minh kể, cá trích còn có tên gọi khác, lúc nhỏ có tên cá ve, khi lớn gọi cá mắt tráo. Cá sống tập trung đi ăn thành bầy, tạo thành quầng nổi bọt trên mặt nước, nên ngư dân bãi Khem có kinh nghiệm tìm đúng nơi cá tập trung buông lưới, chắc ăn là trúng. Khi ngọn gió Nam (gió nồm) thổi mạnh như mùa này là tới mùa cá trích, mùa bội thu của bà con ngư dân Phú Quốc.

Ông Minh tâm sự: “Làm nghề lưới ở đây kể ra cũng nhàn, nhưng một mình làm không được, phải có vợ phụ giúp, hoặc mướn ai đó gỡ cá khi đánh bắt về. Khi đi thả lưới thì chỉ cần một người quen tay nghề buông lưới, chờ 30 phút sau là cuốn lưới”.

Theo ông Minh, tiền chủ tàu chở đi gọi là “tiền dầu”, mỗi thuyền thúng trả 60.000 đồng. Như vậy mỗi chuyến khơi, chủ tàu cũng thu được số tiền tương đương với dân thả lưới, trong khi chủ thuyền cũng có tay lưới như ngư dân khác. Cá trích ngay sau khi được gỡ ra khỏi lưới là có mối từ chợ Dương Đông, chợ An Thới đến cân, bao nhiêu cũng hết.

Về các món ăn chế biến từ cá trích, ông Minh khoe với khách mới từ đất liền ra đảo: “Có món gỏi cá trích gói bánh tráng, kho rim, kho lạt, nướng... món nào cũng tuyệt vời! Thịt cá trích thơm ngọt, mát, rất bổ dưỡng, ai dùng qua một lần sẽ nhớ mãi”.

Mùa này du khách đến Phú Quốc thường không quên ra bãi Khem. Rồi đặt mua gỏi cá trích, rau, bánh tráng... và lội tiếp qua mũi Ông Đội và Giếng Ngự, trải bạt, ngồi quây quần dưới bóng cây rừng, ăn gỏi cá trích chấm nước mắm me. Đàn ông biết uống rượu thì “đưa cay” với rượu sim Phú Quốc, đàn bà con nít thưởng thức mùi vị cá trích đến no nê (khỏi ăn cơm). Rồi ngắm nhìn một vùng trời yên biển lặng, xanh thẳm như tranh thủy mạc, còn thú vị nào bằng.

Ông Minh chỉ tay ra biển, nơi lố nhố những thuyền đánh bắt gần bờ neo đậu, nói:

- Nhờ thiên nhiên đãi ngộ con trích, nên chúng tôi có cuộc sống khá, con cái được học hành. Dù mưa nắng, nghề đánh bắt cá trích vẫn đang làm yên lòng ngư dân ở vùng biển Tây Nam.

TBKTSG Online, 31/08/2015
Đăng ngày 01/09/2015
Nhật Hồng
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 03:20 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 03:20 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 03:20 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 03:20 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 03:20 13/05/2024