Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản

LTS: Hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy Bến Tre và Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp tổ chức vào ngày 1-12-2015 tại TP. Bến Tre.

nuôi tôm công nghiệp
Mô hình nuôi tôm công nghiệp ở xã An Điền, huyện Thạnh Phú. Ảnh: Hữu Hiệp

Theo nội dung chương trình, đại biểu tham dự sẽ tập trung phân tích, đánh giá việc ban hành và thực hiện chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp; xem xét các phương thức, mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thời gian tới.

Để giúp bạn đọc có thêm thông tin, ý kiến đánh giá, đề xuất, trao đổi về vấn đề quan trọng này, kể từ số báo hôm nay, Ban Biên tập trích đăng một số tham luận dự kiến sẽ được trình bày tại hội thảo. 

… Là một nước có nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng thủy sản, Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trên thị trường thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cá tra, tôm nước lợ, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thủy sản Việt Nam đã bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm...

Cùng với tác động của hội nhập kinh tế quốc tế (tham gia WTO, TTP, FTA), thủy sản Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt do nước ta mới tham gia vào khâu giá trị gia tăng thấp. Chính vì vậy, tiếp cận giá trị gia tăng thông qua việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản (GTTS) đang trở thành yêu cầu cấp thiết, góp phần tái cơ cấu thành công ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ đó nâng cao khả năng tham gia và năng lực cạnh tranh của quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Quan điểm, định hướng xây dựng và phát triển chuỗi GTTS

Về quan điểm:

Xây dựng và phát triển chuỗi GTTS là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, là nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giúp ngành thủy sản tái cơ cấu thành công theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Phát triển chuỗi GTTS trên cơ sở tiếp cận thông tin thị trường một cách hiệu quả nhất để thay đổi về chất và gia tăng giá trị của sản phẩm thủy sản, tạo tiền đề để phân phối hài hòa lợi ích và rủi ro cho các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS cũng như chuỗi GTTS toàn cầu.

Thu hoạch cá da trơn.Ảnh: Hoàng Vũ

Tăng cường năng lực tham gia chuỗi ở các khâu có lợi thế cạnh tranh, từng bước phát triển lợi thế cạnh tranh một cách bền vững.

Trong tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS xác định doanh nghiệp chế biến thủy sản (CBTS) là tác nhân quan trọng nhất chi phối đến hoạt động của chuỗi, đến từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm thông qua các cam kết về giá bán và giá thu mua nguyên liệu theo tín hiệu của thị trường, tạo tiền đề cho sự tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi GTTS toàn cầu.

Về định hướng:

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo xây dựng cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh cho các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS thông qua các hình thức liên kết dọc và ngang theo chuỗi giá trị sản phẩm. Cụ thể: Liên kết ngang là liên kết các đối tượng cùng tham gia trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Liên kết dọc là liên kết theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

- Doanh nghiệp CBTS phải là hạt nhân của chuỗi GTTS, các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS là các vệ tinh, các vệ tinh liên kết với các tác nhân thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ thông qua hợp đồng kinh tế.

- Giá bán cuối cùng của sản phẩm mà từng tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS không thấp hơn giá thành sản xuất của sản phẩm, đặc biệt là giá sản phẩm xuất khẩu cuối cùng đến người tiêu dùng, nếu giá không đảm bảo có lãi thì hoạt động liên kết của chuỗi sẽ thất bại và thiếu tính bền vững. Vì vậy, giá bán sản phẩm cuối cùng cần phải có ý kiến đồng thuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS.

- Chú trọng nâng cấp các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị theo chiều sâu (gia tăng giá trị sản phẩm) thay vì theo chiều rộng (gia tăng sản lượng để gia tăng giá trị) trên cơ sở tuân thủ các tín hiệu của thị trường nhằm hạn chế tối đa tình trạng “được mùa rớt giá, mất mùa được giá” thông qua các hình thức liên doanh, liên kết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần minh bạch trong việc cung cấp các thông tin thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng cho các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS để tổ chức sản xuất, thu mua, bảo quản và chế biến ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng, góp phần đảm bảo chuỗi liên kết thủy sản phát triển ổn định, bền vững.

- Quản trị tốt chuỗi GTTS thông qua việc nghiên cứu, đàm phán sáp nhập, giải thể một số tác nhân nhằm đảm bảo cho chuỗi GTTS tinh gọn nhất, nhanh nhất, chất lượng nhất và có tính hiệu quả cao nhất nhằm tranh thủ tối đa các cơ hội và tránh tối đa các thách thức của quá trình hội nhập. Đặc biệt, nghiên cứu sáp nhập, giải thể một số doanh nghiệp CBTS làm ăn chụp giật, phá giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Các giải pháp xây dựng và phát triển chuỗi GTTS

- Quy hoạch vùng nuôi tập trung, quy mô lớn, vùng sản xuất giống sạch bệnh và chất lượng theo tiêu chuẩn đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch khai thác và bảo tồn các loài có giá trị kinh tế cao, sản phẩm xuất khẩu chủ lực đối với lĩnh vực khai thác thủy sản nhằm phát huy hiệu quả trong liên kết dọc cũng như liên kết ngang.

- Hỗ trợ kết nối và phát triển liên kết dọc, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp đầu tàu với các tổ đội sản xuất của ngư dân, người nuôi thủy sản, để đảm bảo đầu ra ổn định và nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng cao: Liên kết các tác nhân trong chuỗi tham gia liên kết dọc bằng các hợp đồng mua bán thủy sản; Liên kết các nhà hỗ trợ chuỗi để nâng cấp chuỗi (liên kết ngang) thông qua các hợp đồng với nhà chế biến trong ngắn hạn, với người sản xuất (người nuôi/ngư dân) trong dài hạn, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm cụ thể của từng bên tham gia. Đề cao vai trò thương lái trung gian và khuyến khích họ tham gia vào chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác trong chuỗi giá trị.

- Tổ chức tốt thị trường, hệ thống và các kênh phân phối sản phẩm thủy sản: Việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm là “mắt xích” quan trọng nhưng lại vẫn luôn là khâu yếu nhất trong chuỗi hiện nay. Điều cốt yếu vẫn là thiếu sự liên kết cần thiết giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua, phân phối cũng như thiếu tầm nhìn về việc xây dựng mạng lưới phân phối. Chính vì vậy, một trong những giải pháp nâng cấp chuỗi là cần tổ chức tốt hệ thống và các kênh phân phối sản phẩm.

- Tăng cường năng lực cho các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế: Việc tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, của các hợp tác xã và các tổ chức tư vấn có ý nghĩa lớn, đóng vai trò quan trọng trong liên kết, điều phối lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi, tăng cường năng lực của chuỗi. Hiện nay, đa số các ngành hàng đều có hiệp hội và một số hiệp hội đã phát huy tác dụng tốt trong việc đề xuất với Chính phủ về chính sách phát triển của ngành hàng. Tuy nhiên, các hiệp hội cần tập trung nâng cao năng lực nhận thức cho các thành viên tham gia về lợi ích tham gia liên kết chuỗi, tăng cường cung cấp thông tin thị trường và bí quyết kinh doanh. Cần tập trung vào nâng cao sức mạnh đàm phán để tham gia vào chuỗi một cách thuận lợi và ngày càng có vị thế cao, hỗ trợ cho các thành viên trong đấu tranh và đối phó với các rào cản thương mại quốc tế. Chủ động và nâng cao vị thế tham gia vào các hiệp hội và tổ chức quốc tế theo các ngành hàng nông sản. Đồng thời, cần tranh thủ sự giúp đỡ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế trong xây dựng và phát triển chuỗi.

- Hoàn thiện môi trường chính sách; nâng cao năng lực thực thi pháp luật và các quy định khác: Chính sách của Nhà nước cần giải quyết được những khó khăn về lợi ích trước mắt của ngư dân/người nuôi, đồng thời định hướng và dẫn dắt chuỗi liên kết về lâu dài, có sự điều tiết quản lý, ví dụ có chính sách hạn chế tàu thuyền khai thác, quy định mùa cấm, vùng cấm/hạn chế đánh bắt; chính sách hỗ trợ tín dụng, bảo hiểm, chính sách thu hút vốn FDI vào lĩnh vực thủy sản… Cần tăng cường hỗ trợ các tác nhân tham gia vào chuỗi trong khuyến nông, trong thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong kiểm tra và chứng nhận chất lượng, xây dựng và phát triển thương hiệu. Gia tăng sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu.

Giải pháp tăng cường cho chuỗi giá trị nuôi trồng, khai thác thủy sản

Về nuôi trồng thủy sản:

- Các giải pháp cho khâu sản xuất/chế biến: Đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng giống, sản xuất giống sạch bệnh. Tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết doanh nghiệp - hộ nuôi trồng thủy sản. Nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn SPS. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng.

- Các giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm: Nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ việc cấp chứng nhận và xây dựng thương hiệu.

- Tăng cường liên kết dọc và quản lý chuỗi nuôi trồng thủy sản. Thành lập các hiệp hội ngành hàng.

- Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các chính sách thuế, tín dụng, nâng cao vai trò của hiệp hội, xây dựng và phát triển sàn giao dịch một số mặt hàng chủ lực như tôm nước lợ, cá tra; cung cấp thông tin giá cả, nâng cao tính minh bạch trên thị trường.

Về khai thác thủy sản:

- Các giải pháp cho khâu sản xuất/chế biến: Đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết tổ đội, hợp tác xã sản xuất. Nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn SPS. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng.

- Các giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển thương hiệu.

- Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các chính sách thuế, tín dụng, nâng cao vai trò của hiệp hội, xây dựng và phát triển sàn giao dịch một số mặt hàng chủ lực như tôm nước lợ, cá tra; cung cấp thông tin giá cả, nâng cao tính minh bạch trên thị trường...

(Lược trích tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản - VIFEP)

Báo Đồng Khởi, 27/11/2015
Đăng ngày 29/11/2015
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 05:34 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 05:34 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 05:34 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 05:34 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 05:34 27/04/2024