Mong ước lũ xưa - Kỳ cuối: Thăng trầm trên miệng “thủy thần”

Xuôi dòng dòng sông Hậu, sông Tiền và các nhánh sông chảy về hạ lưu, khung cảnh người dân khai thác cá tôm không còn chộn rộn như trước. Những giàn đáy cá linh đóng cọc trên các cửa sông cũng hoạt động thăng trầm theo con nước.

cá linh
Cá linh được bạn hàng cân bán lẻ tại chợ

Cá mắm giảm mạnh

Từ lâu, nghề đóng đáy trên miệng “bà thủy” của cư dân miệt sông nước ĐBSCL nói chung và bà con ở An Giang nói riêng lắm gian truân, vất vả. Qua bao mùa lũ, họ đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hình ảnh đáy cá sông sâu, chảy xiết vốn dĩ ăn sâu vào tiềm thức của dân nghèo vùng lũ. Ở đầu ngã ba sông Dung Thăng (An Phú), gặp ông Nguyễn Văn Hải (56 tuổi) nằm lắc lư trên ghe dõi theo miệng đáy. “Năm nay cá mắm ra sao chú?, tôi hỏi. Ông Hải lẹ miệng nói: “Cá mắm bỏ mình rồi chú em ơi!”.

Vào tháng 5 âm lịch, ông Hải đã được trúng thầu tại luồng đáy nhất tại đầu ngã ba sông Dung Thăng, với giá 351 triệu đồng. Những tưởng năm nay, cơn lũ tràn về mang lại nguồn lợi cá, tôm nhiều. Nhưng, đã qua gần 3 tháng ròng, vậy mà luồng đáy nhất “chạy” ít cá, tôm. Hôm rồi, nghe người ta đồn, tại đầu nguồn nhiều luồng đáy dính rất nhiều cá linh và có hộ phải bơi xuồng ra để rọc túi đáy thả cá vì sợ bể đáy, ông Hải chửi đổng: “Trong nghề với nhau mà mấy cha đó nói láo quá trời. Cá linh không đủ ăn, lấy đâu ra nhiều đến mức phải rọc túi đáy thả ra sông như vậy. Hiện tại, luồng đáy của tôi mỗi ngày dính khoảng 200-300kg cá linh là cao tay lắm rồi!”.

Cánh đồng biên giới ven biên, gốc rạ và lúa chét còn bạt ngàn. Nước mới ngấp nghé đồng, thấy mòi năm nay thất mùa cá linh, ông Hải thở dài: “Tôi thuê 6 người canh đổ đáy, bình quân mỗi tháng trả 18 triệu đồng tiền công. Trong khi đó, mỗi ngày tôi bán cá chỉ được khoảng 500.000 đồng, coi như lỗ đứt bóng”. Hiện nay, cá linh đang lớn độ khoảng ngón tay, bạn hàng cân bán tại chợ từ 10.000-15.000 đồng/kg. Còn cá linh ủ mắm chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Theo ông Hải, năm nay người dân phía bạn Campuchia cũng tranh thủ đặt đáy tại các cửa sông nên sản lượng cá linh tại biên giới giảm rất mạnh.

Đừng trông chờ vào lũ

Ông Hải kể, khoảng chục năm trước, khi mùa lũ về thì những giàn đáy nhất, nhì, ba tại sông Dung Thăng bội thu, bởi cá linh “chạy” nhiều vô kể. Người ta đong bằng giạ, chứ không cân ký như bây giờ. “Đến con nước mùng mười tháng mười âm lịch, mùa cá đồng ra sông, luồng đáy của tôi “chạy” đầy bầu. Nếu đổ không kịp, cá chết phải đem ủ mắm. Ủ khi nào hết lu, khạp thì chuyển sang làm phân bón cây ăn trái. Ôi thôi, cá là cá. Ngày trước, cá linh cho người ta chẳng thèm ăn. Dân nghèo ăn toàn cá lóc, cá rô, tôm… không hà” - ông Hải nhớ lại.

Nghề đóng đáy rất cực, suốt ngày cứ lầm lũi trên sông. Khi làm nghề này, mọi người còn phải hết sức kỹ lưỡng đến từng lời ăn, tiếng nói. Quan sát thấy tại đầu giàn đáy có đặt một thanh tre giống bàn thiên trước nhà, chúng tôi thắc mắc thì những người đổ đáy giải thích, đó là cây xôm dùng để thắp hương khấn vái “bà cậu” độ cho làm ăn thuận lợi, cá “chạy” đầy xuồng. Ba Đông (Nguyễn Văn Đông) đóng giàn đáy thứ hai, nói: “Làm nghề sông nước, dân trong nghề tin tưởng “bà cậu” dữ lắm! Vào những ngày cá ra như mùng 10 tháng 10 và con nước 25 tháng 10 âm lịch, mỗi ngày miệng đáy hứng khá nhiều cá linh. Lúc này, anh em đổ đáy không kịp nghỉ tay”. Rồi nhìn về dòng lũ kiệt, ba Đông than đăm chiêu: “Bận trước, cách khoảng 1 tiếng đồng hồ là đổ một lần. Cá trúng chạy vài đêm là lấy vốn ngay. Khi lấy vốn được, người chủ luồng đáy phải khấn vái, cầu nguyện và cúng “bà thủy” nguyên con heo tại đầu miệng đáy. Đây được xem là “thủ tục” không thể thiếu trong nghề đóng đáy, thể hiện sự biết ơn “bà thủy” đã cho nguồn sinh lợi. Còn năm nay, cá ít dân làm đáy buồn lắm!”.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nguyễn Hoàng Huy nói rằng, vào thời điểm này các năm trước, lượng mưa nhiều nên nước dâng cao. Còn năm nay, lượng mưa thấp lũ kiệt, nguồn lợi thủy sản giảm mạnh. Khoảng tháng 11, sẽ huy động các kỹ thuật viên ở các xã, phường để khảo sát tình hình đánh bắt thủy sản của bà con, rồi mới biết rõ được sản lượng cá đồng giảm bao nhiêu so với mọi năm. Còn theo ba Đông nắm bắt thông tin từ những người bạn đổ đáy trên Campuchia thì nguồn cá nước bạn cũng giảm do mực nước lũ năm nay quá thấp. Nước trên đồng rất cạn, không có chỗ để cá sinh sôi và trú ẩn. Còn những bạn hàng thường cân cá linh đáy tại các luồng đáy ven biên cho hay: “Mùa lũ năm nay, nguồn cá linh, cá rô, cá lóc giảm hơn phân nửa mọi năm. Nghe người dân Campuchia cho biết, phía Trung Quốc xây dựng nhiều đập thủy điện ngăn nước nên lũ không về vùng hạ lưu. Tương lai không xa, hình ảnh lũ sẽ đi vào dĩ vãng”.

Những năm tiếp theo, để ổn định cuộc sống bà con nghèo không đất sản xuất, rất cần ngành chức năng và địa phương quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chứ không thể trông chờ vào mưu sinh mùa lũ…

Thạc sĩ Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói rằng, lũ kiệt do Trung Quốc xây nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông tích nước. Nguyên nhân thứ hai do ảnh hưởng của hiện tượng Lanina nên lượng mưa lưu vực Mê Kông giảm mạnh. Trong trường hợp này, các đập thủy điện ở thượng nguồn phải dự trữ nước dẫn đến hiếm nước ở hạ lưu. Do đó, sản lượng thủy sản giảm mạnh, cuộc sống của bà con nghèo bị ảnh hưởng đáng kể. “Lũ thấp, ngành Nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, lúa mùa nổi sẽ bị thất mùa. Vệ sinh ruộng đồng kém, nguy cơ xuất hiện sâu, bệnh là rất cao. Nếu từ nay đến cuối tháng 9 âm lịch xuất hiện nhiều mưa bão, khi đó các đập thủy điện sẽ xả lũ, nước Mê Kông sẽ dâng rất nhanh” - Thạc sĩ Trần Anh Thư lo lắng.

Báo An Giang, 02/12/2015
Đăng ngày 02/12/2015
Bài, ảnh: Lưu Mỹ
Môi trường

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/05/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 05:16 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 05:16 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:16 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 05:16 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 05:16 07/05/2024