Rủ nhau ra đồng đặt xà di bắt cá rô

Cuối tháng 11 vừa qua, tôi có dịp về huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang và được một người bạn rủ ra đồng câu cá, bắt ốc và đặt xà di. Tôi mê nhất là đặt xà di bắt cá rô, một loại hình đánh bắt bằng ngư cụ truyền thống mà xưa nay tôi chưa từng trải nghiệm.

xà di
Loại xà di bắt cá rô.

Quê tôi ở Cần Thơ, từ nhỏ tôi đã quen với đặt lờ, đặt lọp, đăng, đó... Lần này tôi mới tận mắt chứng kiến thế nào là đặt xà di bắt cá rô. Xà di, có nơi còn gọi là “lọp”, một loại ngư cụ làm bằng tre mà phải làm rất tỉ mỉ và công phu mới có được. Đặc điểm của xà di là dùng bắt cá rô, còn như muốn bắt cá sặt, người ta phải dùng một loại ngư cụ khác gọi là “lờ”.         

Muốn có một chiếc xà di, người ta phải đốn tre, cắt ra từng khúc dài khoảng 1,2 m, ngâm nước một thời gian rồi chẻ ra, vót nan cho thật tròn, đều. Sau đó người ta dùng dây bện (buộc) lại thành hình tròn giống như cái lọp, đầu trên túm lại như cái chóp, đầu dưới hình tròn như vành thúng, được gọi là đáy. Đáy cũng được bện kín bằng tre để khi cá vào không thoát ra được.

Trong cấu tạo chiếc xà di, phần quan trọng nhất là hom. Hom có thông, cá mới chạy (vô) nhiều. Hom cũng làm bằng tre nhưng đòi hỏi phải khéo tay, tỉ mỉ. Hom đặt ở ngang hông chiếc xà di, khoảng giữa. Người đặt xà di bắt cá rô luôn dựng đứng sao cho chiếc hom ngập sâu trong nước.

Sau khi đặt xong, người ta dùng vài cây sậy cắm xung quanh để giữ cho chiếc xà di được cố định. Khi cá đánh hơi được mồi chúng sẽ tìm đường vào xà di bằng cách chui vào miệng hom (cửa tử) và đi thẳng vào bụng xà di.   

Mồi nhử cá rô thường dùng loại lúa còn non hoặc bằng mắm sống băm nhuyễn, trộn với đất nhão rồi vo tròn lại, cho vào xà di trước khi đặt.

Thường khi đặt xà di, cứ khoảng vài tiếng đồng hồ là thăm (dỡ) một lần, có khi đặt suốt cả đêm mới dỡ. Nếu thấy có cá, người ta lật ngược chiếc xà di lại đế trút cá ra.

Niềm vui lớn nhất của người đặt xà di bắt cá rô là mỗi lần dỡ chiếc xà di lên, tay cầm thấy nặng, cá nhảy lung tung. Xà di thường đặt ở ruộng hoặc các lung, bào, ao, hồ... nơi có mực nước sâu trên 5 dm. Vào mùa nước nổi, một người có 10 chiếc xà di, mỗi đêm có thể kiếm trên 5 ký cá rô. Các mùa khác cá không nhiều.

đặt xà di

Cách đặt xà di bắt cá rô. 

thăm xà di

Dỡ (thăm) xà di.

niềm vui dỡ xà

Niềm vui sau khi dỡ xà di. 

thành quả lao động

Thành quả lao động của người đặt xà di. 

Báo Dân Việt, 26/12/2015
Đăng ngày 26/12/2015
Bài, ảnh: Phúc Lộc
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:38 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 12:38 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 12:38 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 12:38 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 12:38 26/04/2024