Tiền Giang: Thăng trầm nghề mò cá ngát

Dù nắng hay mưa, bất kể ngày hay đêm, cứ đến con nước, những người mò cá ngát lại tiếp tục công việc mưu sinh. Họ phải “hụp lặn” tận đáy sông sâu hàng chục mét để bắt những con cá ngát hung tợn đang trú ngụ trong hang.

cá ngát
Cá ngát được bắt lên và cho vào khoang ghe.

“HỤP LẶN” DƯỚI ĐÁY SÔNG

Trời chạng vạng tối, chúng tôi theo chân nhóm người mò cá ngát ra bến ghe để chuẩn bị xuất phát. Trên tay ai nấy cũng mang theo một chiếc thùng dùng để chứa đồ ăn và một số vật dụng khác. Mọi người đã có mặt đông đủ, chiếc ghe bắt đầu nổ máy “tạch tạch” xuôi theo con nước đâm thẳng ra sông Tiền.

Màn đêm đầy hơi sương, gió vẫn lồng lộng thổi, những con sóng nhấp nhô đánh vào mạn ghe làm nước văng tung tóe. Ngồi trên ghe, anh Trần Văn Bảy (ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây) thủ thỉ: “Hôm nay, ghe này đi ra tận cửa biển Đèn Đỏ để mò cá, chắc cũng phải mất hơn 1 giờ đi ghe mới tới nơi. Mỗi chuyến đi mất khoảng 8 giờ, thời gian mò cá khoảng 3 - 4 giờ”.

Cũng như bao nghề biển khác, nghề mò cá ngát cũng phụ thuộc hoàn toàn vào con nước, mỗi tháng 2 con nước (15 và 30 âm lịch). Trung bình mỗi con nước việc mò cá ngát sẽ kéo dài khoảng 7 ngày, cũng có khi dài hơn nếu bắt được nhiều cá.

Sau hơn một giờ vượt sóng, chiếc ghe đã đến được cửa biển Đèn Đỏ và neo lại chờ trăng lên. Khoảng 21 giờ, trăng đã nhô lên cao tỏa ánh sáng lấp lánh trên sông, nước cũng đã cạn dần, những bãi bồi ven sông đã lộ rõ.

Lúc này, nhóm người mò cá ngát ăn vội phần cơm mà họ mang theo rồi khẩn trương mang đồ nghề nhảy tọt xuống sông. Dụng cụ mò cá ngát rất đơn giản, chỉ là 1 cây sào dài khoảng 4 - 5 m, 1 cái vợt lưới và 1 cây dầm.

Cây sào dùng làm điểm tựa khi họ ngoi lên mặt nước để thở và cũng để đánh dấu khi phát hiện hang cá ngát. Dưới dòng sông nước chảy xiết, công việc của những người mò cá ngát là phải lặn xuống tận đáy sông để dò tìm hang cá. Ngọn cây sào cứ nhấp nhô theo sự di chuyển của họ dưới đáy sông. Cứ khoảng 15 giây, họ lại ngoi lên mặt nước để hít thở một lần, sau đó lại tiếp tục lặn xuống để tìm hang cá ngát.

Chẳng mấy chốc, họ đã cách chiếc ghe hàng trăm mét. Bỗng nhiên có tiếng gọi “í ới” từ dưới sông phát lên, đó chính là ám hiệu cho người lái ghe khi phát hiện hang cá ngát. Anh lái ghe tức tốc nhổ neo, nổ máy chạy tới nơi những người mò cá ngát phát hiện ra hang, rồi nhanh chóng chuyền cái vợt và cây dầm xuống.

Cá ngát có đặc tính là đào hang để làm nơi trú ngụ, mỗi hang như vậy thường có 2 - 3 ngách, mỗi ngách cách nhau khoảng 2 - 3 m. Muốn bắt được cá, người mò phải biết chính xác đâu là cửa chính, cửa phụ của hang để úp vợt và dồn cá vào đó.

Bước vất vả nhất có lẽ là lúc đào hang. Người mò cá phải dùng tay để đào đất sâu xuống mới có thể bắt được cá. Anh Bảy vừa từ dưới đáy sông ngoi lên nói to: “Cái hang này có 2 miệng nhưng sâu quá phải mất nhiều thời gian để đào. Anh chuyền cho tôi cái vợt với cây dầm để bắt mấy con cá này”.

Nói xong, anh Bảy tiếp tục lặn xuống, những người khác tiếp tục việc dò tìm hang. Sau nhiều lần hụp lặn, đào bới dưới đáy sông, cuối cùng những con cá ngát hung tợn đã nằm gọn trong vợt. Cầm cái vợt cá trên tay, anh Bảy vừa thở vừa khoe: “2 con cá này chắc cũng được 3 kg. Có hôm bắt được những con cá gần cả chục ký, dài cả mét. Mấy con này là dạng nhỏ thôi”.

NỐT TRẦM CHO NGHỀ “ĐỘC”

Đối với những người mò cá ngát, kinh nghiệm là điều quan trọng nhất. Một người có kinh nghiệm chỉ cần vừa lặn xuống đáy sông chạm vào đất có thể biết nơi đó có nhiều cá hay không. Người mò tìm hang cá cần phải nắm được ngách nào là chính, ngách nào là phụ để úp vợt. Đó là những kinh nghiệm quyết định đến thành quả lao động. Tháng 5 đến tháng 9 âm lịch là mùa cá ngát sinh sản. Đây cũng là mùa chính của nghề mò cá ngát.

Thời kỳ hoàng kim của nghề mò cá ngát cách đây khoảng 10 năm. Lúc đó, số lượng cá ngát ở các con sông còn nhiều, mỗi chuyến đi có thể bắt được vài chục ký cá. Ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây là nơi nổi tiếng với nghề mò cá ngát, có thời điểm lên đến cả 100 người. Hiện nay thu nhập từ nghề mò cá ngát đang ngày càng bấp bênh do số lượng cá không còn nhiều, thêm vào đó phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, vất vả nên nhiều người đã bỏ nghề.

Số người mò cá ngát ở ấp Thuận Trị hiện chỉ còn khoảng 20 người, đa phần là có thâm niên và kinh nghiệm. Anh Võ Thanh Cường (ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây), người có gần 20 năm trong nghề mò cá ngát cho biết:

“Cá ngát bây giờ có giá hơn lúc trước, cá cái có giá khoảng 50.000 đồng/kg, còn cá đực khoảng 80.000 đồng/kg, nhưng số lượng không còn nhiều. Trước đây, mỗi ngày tôi đi bắt được cả mấy chục ký cá, nhưng nay có hôm đi về mà chẳng có con nào. Có lúc tới con nước là cả chục ghe nối đuôi nhau đi mò cá ngát, còn bây giờ lác đác 1 - 2 chiếc”.

Vất vả, nguy hiểm là những gì mà người mò cá ngát phải trải qua trong những chuyến mưu sinh của họ. Với việc phải lặn hàng giờ dưới đáy sông sâu hàng chục mét để tìm hang cá ngát, đôi tai của những người làm nghề này phải chịu sức ép liên tục của áp suất nước. Ngoài ra, trong quá trình dò tìm và bắt cá, người mò cũng có thể bị dẫm phải miểng chai, lọ và bị cá ngát đâm.

Anh Võ Văn Dũng (ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây) trải lòng: “Bây giờ muốn bắt được cá ngát phải lặn sâu, nên nhiều người lặn không nổi. Ở đây có mấy người đi mò cá ngát, do áp suất nước quá lớn nên lỗ tai đau nhức không thể lặn được nữa đành bỏ nghề; còn việc bị đạp miểng chai hay cá ngát đâm xảy ra như ăn cơm bữa”.

Khi nhắc tới nghề mò cá ngát, nhiều người không khỏi lắc đầu ngao ngán. Anh Phùng Văn Hùng (ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây) bày tỏ: “Bây giờ công ty, xí nghiệp mở ra nhiều nên lớp trẻ đâu ai làm nghề này nữa, cực nhọc, nguy hiểm mà thu nhập bữa có bữa không”.

Thủy triều bắt đầu lên, gió cũng thổi mạnh hơn, chiếc ghe của những người mò cá ngát trở về sau hàng giờ mưu sinh vất vả. Dưới khoang ghe là những con cá ngát dài thượt, trơn bóng giãy đành đạch. Trên mui ghe là những người làm nghề mò cá ngát với đôi mắt đỏ hoe vì phải lặn hàng giờ dưới đáy sông, đã nói lên những nhọc nhằn và trăn trở của cái nghề bao năm đã gắn bó với họ...

Báo Ấp Bắc, 04/05/2016
Đăng ngày 05/05/2016
Thành Minh
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 21:32 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 21:32 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 21:32 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 21:32 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 21:32 26/04/2024