Thu lãi lớn từ mô hình ương tôm giống

Chính nhờ chịu khó biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng động trong kinh doanh, ông Hồ Ngọc Vân trở nên khá giả khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Với mô hình ương tôm giống, nhiều năm nay mỗi năm ông thu lãi gần 400 triệu đồng.

ương tôm giống
Ảnh minh họa: Internet

Vượt qua khó khăn

Theo giới thiệu của anh em bạn bè, ông Hồ Ngọc Vân quê Bình Định đến xã Phú Thuận (Phú Vang) để xây dựng mô hình ương tôm giống cung ứng cho bà con nuôi trồng thủy sản. Sẵn có tay nghề cùng mười năm kinh nghiệm ương giống ở quê cùng với một số vốn tích lũy được ông vay mượn thêm bạn bè, ông thành lập trại ương tôm giống trên vùng đất cát Phú Thuận vào năm 2011.

Tất cả vốn liếng, hy vọng đổ dồn hết vào các bể ương tôm giống thế nhưng ngay từ vụ đầu tiên, tôm sinh sản không tốt, tôm con kém chất lượng. Phần nữa, do chưa quen địa bàn nên đầu ra gặp khó khăn, ba năm liên tiếp thất bại, có năm lỗ 100 triệu đồng nhưng ông vẫn không từ bỏ. Bởi bỏ là mất hết, ông vay thêm tiền ngân hàng, tìm hiểu lại khí hậu, thị trường và đổi mới cách nhân giống. Ngoài việc nhân giống từ tôm bố mẹ, ông kết hợp ương tôm sú cỡ nhỏ thành tôm giống. Nhận thấy áp dụng cách làm này không tốn nhiều công sức, không đòi hỏi kỹ thuật, tránh được nhiều rủi ro, lợi nhuận lại cao nên ông đã mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ làm đúng quy trình, chất lượng con giống luôn được đảm bảo nên trại giống của ông đã thu hút được người mua. Chỉ một năm sau đó, trại giống của ông không những đã vực lại được số vốn đầu tư ban đầu mà bắt đầu có lãi.

Thế nhưng, trại giống ông Vân lại một lần nữa lao đao vào giai đoạn 2006 - 2007 vì dịch bệnh mà nhiều người bỏ hẳn nghề nuôi tôm, người mua tôm sú giống cũng giảm dần. Khi đó ông chỉ sản xuất cầm chừng để duy trì trại giống chứ nhất quyết không đóng cửa. Ông tin khi dịch bệnh qua đi, người dân sẽ nuôi tôm trở lại vì nuôi tôm đem lại lợi nhuận khá cao và cũng rất phù hợp với nhiều vùng đầm phá ở Thừa Thiên Huế.

Đến thành công

Để vực dậy, ông cắt giảm tối đa chi phí, giảm giá thành tôm giống cùng bà con vượt qua giai đoạn khó khăn. Không ngừng tìm hiểu học hỏi cách làm mới, trong “cái khó ló cái khôn”, ông nhận thấy để thành công cần phải đa dạng đối tượng thủy sản. Qua quá trình tìm hiểu ông nhận thấy cua xanh rất dễ nuôi lại ít dịch bệnh nên đầu tư xây thêm 10 bể ương cua giống. Ông lặn lội vào TP Hồ Chí Minh tìm đến tận các cơ sở uy tín để học hỏi kỹ thuật. Nhờ thế mà ngay vụ đầu tiên, ông thu được 150 triệu tiền lãi từ bán cua giống. So với tôm sú giống mô hình, ương cua giống nhiều thuận lợi hơn nên ông đã chú trọng phát triển.

Ông cho biết: Cua xanh dễ nuôi, kỹ thuật đơn giản, đồng thời kết hợp nuôi xen ghép giữa tôm và cua không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giảm được dịch bệnh.

Với phương châm chất lượng là hàng đầu và cách thức làm ăn linh hoạt, người tìm đến mua con giống của ông Vân ngày một nhiều. Để đáp ứng nhu cầu của bà con, ông mở rộng quy mô trại giống và đầu tư xây mới thêm trại giống ở Quảng Công (Quảng Điền). Ở đây ông cho ương thêm các giống cá nước ngọt như cá chẽm, cá hồng Mỹ. Mỗi năm trại giống của ông cung cấp ra thị trường 50-70 triệu con tôm sú, 120-150 ngàn con cua xanh, 30 ngàn con cá giống. Không những người dân ở Phú Vang mà ngay cả các hộ nuôi tôm giống ở Phú Lộc cũng tìm đến trại giống của ông Vân. Đối với những người mua số lượng nhiều hoặc ở xa, ông Vân còn hỗ trợ cho người vận chuyển con giống về giao tận nhà.

Ông Vân chia sẻ: Điều đầu tiên chính là chịu khó, không nản lòng trước khó khăn. Để được bà con tin tưởng thì phải luôn đặt chữ tín và chất lượng lên hàng đầu.

Trại giống của ông Vân đã tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương với thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

Báo Thừa Thiên Huế, 15/06/2015
Đăng ngày 18/06/2015
Thanh Thảo
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 06:34 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 06:34 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 06:34 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 06:34 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 06:34 12/10/2024
Some text some message..