Bà Rịa - Vũng Tàu: Thử nghiệm sản xuất giống hàu Thái Bình Dương

Dự án “Xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất giống hàu Thái Bình Dương (TBD) tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” do anh Phạm Minh Công  (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Sở KH-CN) và anh Nguyễn Văn Mãnh (Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu) đồng chủ nhiệm dự án thực hiện đã có những thành công bước đầu.

hàu thái bình dương
Nuôi thử nghiệm giống hàu TBD đem lại năng suất thương phẩm cao.

Nguồn giống chủ động, năng suất thương phẩm cao

Theo anh Phạm Minh Công, dự án triển khai thực hiện theo 3 đợt sản xuất giống, mỗi đợt sản xuất thực hiện các công đoạn: chuẩn bị bể nuôi vỗ hàu bố mẹ; nuôi tảo sinh khối; cho hàu bố mẹ sinh sản; thu và ấp trứng; chăm sóc và ương nuôi ấu trùng hàu. Mỗi công đoạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu và thực hiện nhiều công việc liên quan để thu hàu giống cấp 1 cung cấp cho người nuôi hàu thương phẩm.

Dự án đã triển khai thực hiện được 2 đợt sản xuất giống. Đợt 1 thu được 2.500 miếng giá thể, mỗi miếng tập trung 70-90 con hàu giống cấp 1. Đợt 2 chỉ thu được 250 miếng giá thể, nguyên nhân gây chết ấu trùng hàu là do mật độ các nguyên sinh động vật trong nước quá cao. Hàu giống cấp 1 đã được bà Lưu Thị Hồng Loan, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) lấy giống nuôi trên bè ở xã Long Sơn với diện tích 5.000m2.

Kỹ thuật nuôi hàu TBD bằng hình thức nuôi lồng bè, mỗi ô nuôi có kích thước 3 x 6m, trên mặt ô nuôi được đóng các cây tầm vông; cây cách cây 30cm để treo những dây hàu giống, mỗi cây 12 dây hàu giống, mỗi dây 5 miếng. Sau 2 tháng nuôi, kết quả hàu lớn nhanh, tỉ lệ sống cao, tỉ lệ trọng lượng sữa trên trọng lượng cơ thể cao và đã tách ra nuôi rời trong rổ nhựa (mỗi rổ khoảng 3-4kg), hiện đạt 25 con/kg, dự kiến khoảng 2 tháng sau thu hoạch, ước sản lượng hơn 3 tấn/2.500 miếng giá thể. Giá bán hàu thương phẩm dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Với kết quả này, giống hàu TBD đang là lựa chọn của nhiều hộ nuôi hàu ở xã Long Sơn.

Theo anh Nguyễn Văn Mãnh, đồng chủ nhiệm dự án, trước đây, người nuôi hàu sử dụng hàu giống tự nhiên, thường gọi là hàu bản địa (hàu lá). Với hình thức nuôi này, người nuôi thả vật bám vào từ tháng 1 hàng năm để hàu tự nhiên bám. Từ khi thả vật bám đến khi thu hoạch kéo dài khoảng 18 tháng, ngoài ra còn tùy thuộc vào giống tự nhiên có bám hay không. Thực tế trong những năm gần đây, do môi trường bị ô nhiễm nên mật độ hàu bám không cao. Hơn nữa, vào cuối năm khoảng từ tháng 10 trở đi có hiện tượng hàu chết. Nhất là trong 2 tháng trở lại đây, người nuôi hàu cho biết hàu chết rất nhiều, có những bè tỉ lệ chết lên tới 90%.

Với giống hàu TBD, người nuôi hàu khu vực Long Sơn sẽ được hưởng lợi bởi con giống không phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, sản lượng hàu đảm bảo quanh năm, đáp ứng được cho nhu cầu thị trường; mặt khác hàu có tốc độ tăng trưởng nhanh (khoảng 5-6 tháng nuôi là thu hoạch), có khả năng thích ứng, tăng trưởng và phát triển tốt tại vùng nuôi, đồng thời không gây ô nhiễm cho môi trường. Đây cũng là giải pháp cho người nuôi hàu tại Long Sơn trong khi hàu bản địa xảy ra tình trạng chết nhiều như hiện nay.

Tuy nhiên, theo anh Mãnh, khó khăn của các hộ nuôi hàu là chi phí nhân công cao (vì phải thường xuyên tách phân cỡ hàu), hàu TBD chưa được ưa chuộng.  Mặt khác, các hộ dân không có đủ điều kiện để lưu giữ tảo giống, nguồn tảo giống được mua từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 và 3 nên không chủ động được trong hoạt động sản xuất giống.

Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi, nuôi tảo sinh khối kém phát triển hoặc tảo tàn thì không có nguồn thức ăn dự trữ cung cấp cho ấu trùng hàu làm ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình sản xuất giống. Cơ sở sản xuất giống chưa có điều kiện và năng lực để phát hiện ấu trùng hàu bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc nguyên sinh động vật. Do đó, khi dịch bệnh xảy ra thì đợt sản xuất bị thất bại và không thể cứu chữa.

Vì vậy, biện pháp phòng bệnh được đặt lên hàng đầu như: Xử lý thật kỹ nguồn nước bằng cách lọc qua cát mịn và sau đó lọc qua bầu lọc 1-5µm; cung cấp đầy đủ tảo làm thức ăn cho ấu trùng và hàu giống; thường xuyên tẩy trùng các dụng cụ dùng trong trại giống và không nên dùng chung dụng cụ ở các bể ương; Dùng chế phẩm vi sinh để cân bằng sinh thái trong hệ thống bể ương nhằm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio.

Báo Bà Rịa- Vũng Tàu, 09/05/2015
Đăng ngày 12/05/2015
Nhật Quang
Nuôi trồng

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 08:11 30/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 08:11 30/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:11 30/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 08:11 30/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:11 30/03/2024