Bất ngờ với cách sinh sản kỳ lạ của cá ngựa

Cá ngựa là một loài sinh vật rất độc đáo của thế giới đại dương. Đặc biệt ở các nước khu vực Đông Á, Trung Quốc và Việt Nam cá ngựa được xem là một trong những loài thuốc quý dùng để chữa bệnh.

Cá ngựa
Cá ngựa là một loài sinh vật rất độc đáo của thế giới đại dương

Vậy liệu bạn có thắc mắc quá trình sinh sản của loài cá ngựa sẽ như thế nào không? Hãy đón chờ điều bất ngờ thú vị trong bài viết này nhé! 

Nguồn gốc và đặc điểm của cá ngựa 

Cá ngựa có tên tiếng anh là seahorse và là một dòng cá thuộc chi Hippocampus cùng họ với dòng cá chìa vôi. Chúng sinh sống và sinh sản rộng rãi ở hầu hết các vùng biển trên thế giới. Mặc dù, cá ngựa vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết toàn bộ những đặc tính của chúng. 

Đặc biệt ở những vùng biển gần bờ có nước trong, độ mặn cao và có nhiều cây cỏ thủy sinh như rong lá hẹ… Trong tự nhiên, cá ngựa thường được khai thác ở độ sâu không quá 30m. 

Cá ngựaĐuôi cá ngựa có nhiệm vụ giữ cho chúng không bị dòng nước cuốn đi

Cá ngựa vốn có hình dáng rất độc đáo và khác lạ so với các loài cá khác. Phần đầu và phần ngực gấp khúc và gần như vuông góc với nhau. Phần bụng lồi ra ngoài đó là do từ 10 đến 13 chiếc xương cong ra tạo thành. Riêng phần miệng có hình ống. Còn phần đuôi dài nhỏ, cuộn khúc 4 vòng.  

Đặc biệt, ở cá ngựa không có vây bụng cũng như vây đuôi. Hiện nay trên thế giới có khoãng 35 loài cá ngựa khác nhau. Riêng Việt Nam thì có khoảng 7 loài. 

Vì khả năng bơi rất chậm nên ăn uống trở thành một thách thức đối với loài cá ngựa. Chúng không có dạ dày nên nó cần phải ăn liên tục vì thức ăn rất nhanh đi thẳng qua hệ tiêu hóa của nó. 

Cá ngựa ăn bằng cách hút thức ăn và nuốt toàn bộ các sinh vật phù du, động vật giáp xác nhỏ và cá nhỏ vì chúng không có răng. Đối với cá ngựa trưởng thành có thể ăn từ 30-50 lần mỗi ngày. 

Các loại cá ngựa phổ biến trên thế giới 

Cá ngựa rất đa dạng về loại, từng loại sẽ mang đến những hiệu quả khác nhau. Dựa vào màu sắc và đặc điểm bên ngoài, cá ngựa được chia thành 5 loại sau: 

Cá ngựa đen: Toàn thân loại cá ngựa này được phủ bởi màu đen. Trên thế giới, chúng phân bố ở biển Ấn Độ Dương. Còn ở Việt Nam chúng sinh sống ở một số tỉnh thành Bắc Trung Bộ. 

Cá ngựa trắng: Được chú ý nhất trong các loại cá ngựa bởi màu trắng tuyệt đẹp khoác trên mình. Có kích thước lớn nhất thế giới, đồ dài lên đến 30-35cm. Cá ngựa trắng được đánh giá rất cao về giá trị kinh tế cũng như khả năng chữa bệnh. 

Cá ngựa xương: Toàn thân loại này là các đốt xương sắc bén, có công dụng tăng cường sinh lý nam rất tốt. Sống  ở môi trường nước ngọt. 

Cá ngựa Indonesia: Hay còn được gọi là cá ngựa chúa, sống ở bờ biển và vùng vịnh Indonesia. Được đánh giá cao bởi khả năng bồi bổ, tráng dương, tăng sinh lý cho nam giới,… 

Cá ngựa gai: Dễ dàng nhận biết loài này bởi trên đầu có những chiếc gai lớn. Toàn thân là một màu nâu nhạt, được tìm thấy ở vùng biển Châu Á. 

Nhiệm vụ thú vị của cá ngựa đực trong sinh sản 

Khi bước vào thời gian sinh sản cá ngựa đực phát ra những âm thanh nhằm tranh giành con cái hoặc thông báo vị trí cho cá ngựa cái hoặc thức ăn. Cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc đôi khi vào chập tối để củng cố thêm mối quan hệ của chúng. 

Trong quá trình giao phối cá ngựa cái sẽ chủ động gửi trứng vào chiếc túi ở bụng của cá ngựa đực. Sau đó, cá ngựa đực sẽ tự thụ tinh cho những quả trứng này rồi mang thai trong thời gian khoảng từ 2-3 tuần. Trứng sẽ được chứa đựng và phát triển trong chiếc túi của cá ngựa đực trong suốt quá trình. 

Cá ngựa đực sinh conCá ngựa đực sinh con

Đến thời gian sinh con, cá ngựa đực phải chịu những đau đớn kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ trước khi chào đón hàng trăm chú cá ngựa con chào đời. 

Mỗi lần sinh, có khoảng 2.000 cá ngựa con được chào đời. Theo thống kê chỉ khoảng 5/1000 con cá ngựa con là sống sót do bị trở thành thức ăn cho các loài cá khác. Đó là nguyên nhân khiến cá ngựa mỗi lần sinh sản nhiều cá ngựa con số lượng nhiều như vậy. 

Lí do cá ngựa đực lại mang thai thay vì cá ngựa cái đó chính là do cấu tạo tự nhiên về tập tính sinh sản của cá ngựa. Ở cá ngựa đực có khả năng sinh một lúc nhiều con và tốc độ sinh nhanh hơn. 

Trong một ngày, cá ngựa đực vừa có thể sinh con và vừa tiếp tục mang thai lứa tiếp theo khi cá ngựa cái đã tích lũy đủ trứng. 

Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn cách mang thai cực kì thú vị và độc đáo của loài cá ngựa. Và phải nói rằng cá ngựa đực có một sứ mệnh thật đặc biệt và thiêng liêng trong quá trình sinh sản của chúng.  

Đăng ngày 18/10/2023
Đặng Thư @dang-thu
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 07:06 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 07:06 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 07:06 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 07:06 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 07:06 25/11/2024
Some text some message..