Cá mặt trăng - Loài cá có khả năng sinh sản đáng ngưỡng mộ

Từ lâu nay, kỷ lục sinh đẻ của những loài cá ở đại dương đã khiến nhiều người bất ngờ trước số lượng trứng rất lớn, dao động từ khoảng 200 đến 1000 trứng. Tuy nhiên, có một loài cá còn có khả năng sinh sản đáng ngưỡng mộ hơn, đó là cá mặt trăng.

Cá mặt trăng
Cá mặt trăng

Cá mặt trăng: Độc lạ từ tên gọi đến ngoại hình 

Cá mặt trăng (tên khoa học là Mola mola, Linnaeus, 1758) thuộc họ Cá mặt trăng trong bộ Cá nóc (Tetraodontiformes). 

Sở dĩ chúng có tên là cá mặt trăng là vì bề ngoài loài cá này có hình dáng khá giống một khối tròn như mặt trăng. Cụ thể, chúng có thân hình bầu dục tròn và dẹt dần về phía đuôi. Ở trên lưng cá mặt trăng còn có một chiếc vây nhô cao giống cá mập và một vây đuôi ngắn không hỗ trợ cho việc bơi lội. 

Trung bình chiều dài của thân cá mặt trăng có thể đạt tới từ 3,5- 5,5m, nặng 1400kg đến 1700kg. Dù sở hữu thân hình to lớn, nhưng cấu trúc cơ thể vừa ngắn, vừa dẹt đó khiến cá mặt trăng không có khả năng bơi lội tốt. Đây là điều hết sức bất lợi đối với một loài cá. 

Thêm một điều không may mắn với những chú cá mặt trăng này là chúng có một cái miệng rất nhỏ so với kích thước toàn cơ thể. Cấu tạo hàm và răng của chúng lại tương đồng với một cái mỏ nên cá mặt trăng gần như chỉ có thể ăn những giáp xác nhỏ, sinh vật phù du và một số loại rong, thủy mẫu, ấu chế cá chình,...  

Cá mặt trăng phân bố chủ yếu ở những vùng nhiệt đới và có thói quen lặn xuống vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp. Tại nước ta, cá mặt trăng rất hiếm khi xuất hiện, trường hợp cá mặt trăng từng xuất hiện đã được ghi nhận ở vịnh Bắc Bộ (Bạch Long Vĩ).  

Cá mặt trăngCá mặt trăng là loài sở hữu số lượng trứng đẻ ra rất lớn 

Loài cá đẻ nhiều trứng đến đếm không xuể 

Được biết, cá mặt trăng là một trong những loài cá đẻ nhiều trứng nhất trong các loài cá ở đại dương. Theo thống kê thì một con cá mặt trăng mẹ có thể đẻ tới 300 triệu trứng chỉ sau 3 tuần mang thai, tức chưa đến 1 tháng.  

Dường như thời gian mang thai khá ngắn nên cá mặt trăng con khi nở ra chỉ có kích thước nhỉnh hơn một viên cát nhỏ (chỉ dài khoảng 2mm)

Nếu so sánh với thân hình “quá khổ” của cá mẹ thì những chú cá mặt trăng mới sinh nhỏ hơn cơ thể của mẹ chúng đến 600 lần.  

Ngoài ra, hình dáng ban đầu của những chú cá mặt trăng con cũng không có chút tương đồng nào với vẻ ngoài khi trưởng thành của cá bố mẹ. Tuy nhiên, ấu trùng cá con lại lớn rất nhanh, chỉ sau 15 tháng thì chúng có thể đạt tới con số cân nặng không kém gì cá mặt trăng bố mẹ là 373kg. 

Ngoài khả năng “mắn đẻ”, cá mặt trăng còn nổi tiếng ở thế giới đại dương bởi sự lười biếng. Chúng chỉ di chuyển hăng hái theo đàn lúc còn nhỏ; còn đến khi trưởng thành thì ngoài thời gian phải kiếm ăn, chúng càng trở nên lười biếng và bắt đầu thích sống độc lập bằng cách thả trôi lơ lửng cơ thể theo dòng hải lưu đến khắp các đại dương.  

Cá mặt trăngDo có kích thước to và dẹt nên cá mặt trăng thường bơi nghiêng 

Sau khi tìm hiểu sơ nét về cá mặt trăng, quả thực đây đúng là một loài cá vô cùng đặc biệt của đại dương. Bởi không chỉ sở hữu ngoại hình đáng yêu mà chúng còn có nhiều khả năng thú vị khác.  

Song, cũng do độ nổi tiếng và khan hiếm của loài cá này mà chúng cũng bị không ít người săn đón với những màn chào giá “trên trời”.  

Ở nước ta, cá mặt trăng được xếp vào danh sách những loài cá quý hiếm và thậm chí là có tên trong sách đỏ Việt Nam. Như vậy, để giữ gìn hệ sinh thái phong phú và đa dạng của thế giới đại dương và nhất là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá mặt trăng ở Việt Nam, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi sinh và tuyệt đối không thực hiện những hành vi đánh bắt, khai thác trái phép loài cá này. 

Đăng ngày 28/12/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025

Vì sao tép "đi lùi"? Bí mật về cách di chuyển của loài tép cảnh

Khi nhìn một chú tép tung tăng trong bể cá, hầu hết chúng ta đều thắc mắc: "Ủa? Sao nó lại đi lùi?". Thay vì thong thả trước sau như bao loài khác, tép lại cứ thích "chân bước đằng sau". Liệu đây có phải là một chiêu "chơi trội" của nhà tép hay có lý do khoa học rõ ràng? Hãy khám phá cùng nhà Tép trong bài viết dưới đây nhé!

Tép cảnh
• 10:19 13/02/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 16:50 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 16:50 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 16:50 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 16:50 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 16:50 16/03/2025
Some text some message..