Cam Ranh: Cá tôm chết rải rác do ô nhiễm môi trường

Lâu nay, việc phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng lồng bè quá mức đã khiến chất lượng môi trường tại các vùng nuôi như vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, đầm Nha Phu giảm sút, kéo theo đó là tình trạng tôm, cá chết gây thiệt hại cho nông dân.

Cam Ranh: Cá tôm chết rải rác do ô nhiễm môi trường
Túi ni lông không được thu gom vào bờ, bám quanh lồng nuôi tôm hùm là hình ảnh thường thấy ở các vùng nuôi ở huyện Vạn Ninh.

Ông Nguyễn Văn Danh - người nuôi cá trên đầm Nha Phu cho hay: “Cuối tháng 7 vừa qua, tại Hòn Lăng (đầm Nha Phu) xuất hiện tình trạng cá mú đen, cá chim của người dân nuôi trong lồng bè bị chết bất thường đến hàng trăm con”. Lý giải nguyên nhân cá chết, ông Danh cho rằng, mấy năm gần đây, người dân Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa) và Vĩnh Lương (TP. Nha Trang) tập trung nuôi lồng bè tại khu vực Hòn Lăng, Hòn Thị lên đến hàng ngàn lồng, mật độ nuôi quá dày, bao nhiêu chất thải, tồn dư thức ăn đều nằm ở dưới biển nên nguồn nước tại vùng nuôi này đã bị ô nhiễm. Trong khi đó, trong vùng nuôi này thường xuyên xuất hiện các ghe cào sò hoạt động làm cho lớp bùn tích tụ bị cày xới lên, khiến cho nguồn nước càng thêm ô nhiễm trầm trọng.

Tại khu vực ven vịnh Cam Ranh, những tháng gần đây cũng ghi nhận tình trạng tôm hùm xanh chết rải rác. Ông Nguyễn Thành - người nuôi tôm hùm xanh tại phường Cam Linh cho biết: “Gia đình tôi thả nuôi hơn 5.000 con tôm hùm xanh, tôm đã được nuôi hơn 5 tháng, tuy không có dịch nhưng tôm cứ chết lai rai. Nguyên nhân có thể do nguồn nước bị ô nhiễm. Những hộ nuôi xung quanh đều chung cảnh ngộ này”.

Theo lãnh đạo UBND phường Cam Linh, mặc dù tỉnh đã có quy hoạch NTTS lồng bè nhưng hiện nay, hầu hết người nuôi vẫn nuôi ở các vùng ven vịnh Cam Ranh, với mật độ nuôi rất lớn; trong khi vùng nuôi ven vịnh, sau nhiều năm nuôi ồ ạt đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong quá trình nuôi, túi ni lông đựng thức ăn cho tôm, cá không được người dân thu gom mang vào bờ mà ném xuống biển, các lồng nuôi thiếu ôxy do túi ni lông bám ngoài lồng. Lượng thức ăn thừa chìm ở dưới đáy lồng gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, qua nhiều năm lớp bùn trầm tích đã rất dày, có nơi lên đến gần 0,5m.

Tại vịnh Vân Phong, không khó để bắt gặp hình ảnh các túi ni lông, rác thải sinh hoạt… nổi dập dềnh trên mặt biển. Ông Đặng Tri Thông - chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh xác nhận: Lượng chất thải từ việc NTTS thải xuống biển lớn, tích tụ qua nhiều năm đã làm cho môi trường biển ở khu vực này trở nên ô nhiễm.

Bằng chứng là đã có nhiều thủy sản nuôi bị chết, tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi cao. Từ đầu năm đến nay, qua giám sát dịch bệnh và môi trường vùng nuôi, đã ghi nhận nhiều trường hợp tôm hùm nuôi trong các lồng bè bị chết do bệnh sữa, đỏ thân… Hầu hết các vùng nuôi tôm hùm lồng tại Vạn Thạnh, Vạn Hưng, Vạn Giã đều xuất hiện tình trạng tôm hùm chết. Trong đó, nặng nhất là khu vực Đầm Môn (xã Vạn Thạnh) với tỷ lệ tôm chết hơn 20%.

Theo nhận định của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, NTTS bằng lồng bè tại Khánh Hòa hiện đang phát triển nóng, với mật độ dày nên nguy cơ dịch bệnh rất lớn. Theo quy định trong NTTS bằng lồng bè, lồng cách lồng tối thiểu phải 1m nhưng khảo sát tại vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, người nuôi đặt lồng san sát. Ngoài ra, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường vùng nuôi tại địa phương cũng đáng báo động. “Để hạn chế dịch bệnh, rủi ro trong quá trình nuôi, nông dân cần phải thay đổi nhận thức, nuôi đúng quy hoạch, tuân thủ các quy định về cách đặt lồng nuôi; sử dụng thức ăn, lựa chọn con giống; phòng, trị bệnh cho thủy sản. Đặc biệt là phải giữ gìn vệ sinh môi trường vùng nuôi, bởi đây là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của vụ nuôi”, ông Kim Văn Tiêu - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh.

Toàn tỉnh hiện có hơn 54.000 lồng NTTS trên biển; trong đó tôm hùm hơn 40.600 lồng; tập trung chủ yếu tại các vịnh: Cam Ranh, Vân Phong, Nha Trang và đầm Nha Phu. Việc phát triển ồ ạt lồng bè nuôi thủy sản đã khiến cho nhiều vùng nuôi vượt ngưỡng, thậm chí những khu vực không phù hợp để nuôi cũng được người dân thả nuôi; điều này đã để lại nhiều hệ lụy về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại đối với hộ nuôi. Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho hay, hiện nay, quy hoạch NTTS lồng bè trên biển đã được công bố; trong đó có quy định mật độ nuôi, kiểu cách lồng bè phù hợp đối với từng vùng nuôi trên địa bàn tỉnh. Chi cục khuyến cáo các địa phương tổ chức công bố, tuyên truyền để người dân nắm bắt, thực hiện. Trong quá trình nuôi, người dân cần chú trọng khâu vệ sinh, thu gom thức ăn thừa, chất thải đưa vào bờ xử lý để tránh tình trạng ô nhiễm vùng nuôi.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 22/08/2018
Bích La
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:33 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:33 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:33 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:33 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:33 29/03/2024