Cam Ranh: Sẽ di dời vùng nuôi thủy sản

Theo quy hoạch tạm thời vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên vịnh Cam Ranh, hơn 20.000 lồng nuôi tôm, cá ở các phường trung tâm thành phố phải di dời về vùng nuôi Cam Bình và Cam Lập. Hiện nay, Phòng Kinh tế TP. Cam Ranh thuê tư vấn cắm mốc, đồng thời vận động người dân chấp hành.

Cam Ranh: Sẽ di dời vùng nuôi thủy sản
Nuôi cá bớp ở hộ ông Nguyễn Ngọc Thịnh.

Người dân lo lắng

Theo thống kê năm 2017, toàn thành phố có khoảng 35.000 lồng NTTS, trong đó ở xã Cam Bình có hơn 8.000 lồng, một số ít ở xã Cam Lập, còn lại chủ yếu tập trung ở các phường: Cam Linh, Cam Thuận, Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc… Việc NTTS tại các phường phát triển theo kiểu tự phát, trong đó có nhiều người ở TP. Nha Trang, huyện Cam Lâm, thậm chí ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến nuôi. Các lồng nuôi nằm san sát nhau, dày đặc, không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh môi trường không đảm bảo nên nguồn nước ngày càng ô nhiễm, năng suất không cao.

Ông Nguyễn Ngọc Thịnh (phường Cam Phúc Nam) cho biết, ông nuôi cá 10 năm nay nhưng chưa bao giờ nguồn nước ô nhiễm và cá đạt năng suất thấp như bây giờ. Trước kia, mỗi vụ ông thả đến 15.000 con cá bớp, tỷ lệ sống đến khi thu hoạch đạt đến 80%. Năm ngoái, ông thả 8.000 con, khi thu hoạch chỉ còn 800 con. Cách đây 10 ngày, ông Thịnh thả 6.000 con giống nhưng đang lo lắng vì “nhìn thấy nước không được đẹp”. Khi được hỏi về kế hoạch di chuyển đến vùng nuôi theo quy hoạch, ông Thịnh cho biết: “Ngư dân NTTS luôn mong muốn có một vùng nuôi ổn định, môi trường tốt để có kế hoạch phát triển lâu dài. Nguồn nước ở vùng Cam Lập hoặc Cam Bình đều rất tốt, phù hợp để nuôi cá bớp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là đường quá xa. Nếu chạy ghe từ Cam Phúc Nam đi Cam Bình thì mất gần 2 giờ, đi Cam Lập mất hơn 1 giờ. Đường xa sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, bảo vệ lồng bè…”. Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Cường (phường Cam Phúc Nam) cho rằng: “Vùng nuôi Cam Bình quá xa, còn vùng nuôi Cam Lập không phù hợp với nuôi tôm. Ở Cam Lập mỗi khi có mưa lớn thì nước bị nhiễm ngọt rất nặng. Nuôi tôm hùm ở đó rất dễ bị chết”.

Ông Lê Minh Hải - Trưởng phòng Kinh tế TP. Cam Ranh cho biết, đa số người NTTS không đồng tình với việc di chuyển về vùng nuôi theo quy hoạch vì quá xa và bất tiện. Hiện nay, UBND TP. Cam Ranh đã giao cho Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền, quán triệt và vận động người dân thực hiện nghiêm theo quy hoạch.

Sẽ cắm mốc, phân lô

Theo quy định tạm thời vùng NTTS trên địa bàn tỉnh, ở vịnh Cam Ranh có 3 vùng nuôi. Vùng nước đảo Bình Ba (Cam Bình) giữ nguyên khoảng 100ha hiện tại với khoảng 8.000 ô lồng, đồng thời định hướng phát triển thêm khoảng 80ha phía tây đảo với khoảng 320 lồng nuôi công nghiệp (kiểu Na Uy). Vùng nuôi Cam Lập với khoảng 500ha, có thể nuôi được 25.000 ô lồng, mục đích để di dời, sắp xếp lại vùng NTTS trong vịnh Cam Ranh. Vùng nuôi Bình Hưng (Cam Bình) giữ nguyên với khoảng 30ha, nuôi khoảng 1.000 lồng, chủ yếu là tôm hùm.

Lãnh đạo UBND phường Cam Phúc Nam cho biết, đa số người dân khi được hỏi đều không muốn di dời về vùng nuôi Cam Lập. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển nghề NTTS bền vững, phường đang tiến hành vận động người dân, yêu cầu người dân đăng ký kê khai số lượng nuôi trồng. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người không phối hợp kê khai, gây khó khăn cho công tác quản lý. Trong khi đó, số lượng lồng nuôi trên địa bàn phường cứ tăng dần theo các năm. Năm 2016, toàn phường có khoảng 5.000 lồng nuôi, năm 2017 tăng lên hơn 6.000 lồng, năm 2018 chưa thống kê nhưng qua quan sát đã tăng hơn so với năm 2017.

Theo ông Hải, hiện nay, 3 vùng nuôi của Cam Ranh mới chỉ nằm trên quy hoạch. Muốn di dời lồng bè về phải cắm mốc, phân lô như trên đất liền. Hiện nay, UBND TP. Cam Ranh đã đồng ý cho Phòng Kinh tế hợp đồng với Viện NTTS thuộc Trường Đại học Nha Trang tiến hành khảo sát, thiết kế và thi công cắm mốc tại 3 vùng nuôi này. “Ngày 10-5, phòng sẽ làm việc với viện để thống nhất các nội dung thực hiện. Việc thiết kế thi công sẽ được thực hiện song song với công tác tuyên truyền chủ trương cho người dân. Dự kiến cuối năm 2018 sẽ thực hiện xong phần cắm mốc, thi công phân lô để kịp di dời lồng bè về vùng quy hoạch trong năm 2019”, ông Hải cho hay.

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh cho rằng, khi bị đưa đến vùng xa nuôi chắc chắn người dân sẽ phản ứng mạnh. Tuy nhiên về lâu dài, để phát triển TP. Cam Ranh đúng tầm thì không thể cho NTTS ở ven vịnh. Việc phát triển NTTS tự phát đã để lại những hệ lụy lớn về môi trường, cảnh quan. Thời gian tới, thành phố sẽ tiến hành cắm mốc, thả phao ở 500ha thuộc vùng nuôi Cam Lập để cương quyết di dời lồng nuôi về đây.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 08/05/2018
Văn Kỳ
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 06:14 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 06:14 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 06:14 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 06:14 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 06:14 17/02/2025
Some text some message..