Còn cơ hội cho xuất khẩu tôm

Do ảnh hưởng của dịch bệnh kèm theo xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2015 từng được cảnh báo sẽ giảm 17% so với năm trước. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), từ nay đến cuối năm, tình hình xuất khẩu tôm sẽ có diễn biến khả quan.

cơ hội cho tôm xk
Các hiệp định thương mại tự do được ký kết tạo thêm cơ hội cho xuất khẩu tôm.

Giảm mạnh tại các thị trường lớn

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu tôm cả nước trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1,2 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2014. Do tôm là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản nên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng bị sụt giảm đáng kể.

Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, tôm chân trắng và tôm sú nguyên liệu đông lạnh vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 741 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ; tôm sú đạt 412 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ 2014. Tại ba thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản có sự sụt giảm khá lớn. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh nhất gần 50% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 21% và EU giảm 17%.

Phân tích nguyên nhân, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, do nguồn cung từ các nước trong khu vực tăng khiến giá tôm nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm. Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu sản xuất trong nước lại có giá thành cao hơn so với các nước trong khu vực nên giảm sức cạnh tranh về giá.

Bên cạnh đó, các loại rào cản kỹ thuật, thuế quan, phi thuế quan và biến động tỷ giá ngoại tệ cũng làm ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam. Hơn nữa, tại Mỹ, lượng hàng tồn kho nhập khẩu trong năm 2014 vẫn còn ở mức cao và tôm Việt Nam vẫn phải chịu đánh thuế chống bán phá giá.

Tín hiệu khả quan

Mặc dù tình hình những tháng đầu năm khá ảm đạm, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, xuất khẩu tôm đang có một số tín hiệu khả quan.

Cụ thể, cuối tháng 6 vừa qua, sản lượng tôm của Ấn Độ giảm, nguồn cung của Indonesia không đạt như kế hoạch, sản lượng tôm của Thái Lan mặc dù được dự báo tăng mạnh trong năm nay nhưng trên thực tế chỉ gần bằng năm ngoái… Đồng thời, mùa thu hoạch tôm ở các nguồn cung này hiện đã kết thúc trong khi các nước nhập khẩu chính lại đang vào mùa tiêu dùng. Đây sẽ là cơ hội để tôm Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm. Giá tôm có thể tăng từ 5 - 10%.

Theo các chuyên gia, một số các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các quốc gia nhập khẩu thủy sản tiềm năng đã được ký kết như Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu... sẽ là cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu tôm. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD tăng thêm 1%. Điều này cũng là một trong những tín hiệu giúp xuất khẩu thủy sản nói chung có động lực hồi phục trong thời gian tới. Tuy nhiên, để tận dụng các cơ hội này, doanh nghiệp xuất khẩu cần thực hiện nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu.

Để đẩy mạnh xuất khẩu tôm trong thời gian tới, VASEP kiến nghị Nhà nước nghiên cứu và có các chính sách cụ thể nhằm giúp hạ giá thành sản xuất tôm trong nước để tăng sức cạnh tranh của mặt hàng này ở các thị trường. Đồng thời, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét có những chính sách linh hoạt về tỷ giá, lãi suất hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ người nuôi tôm phù hợp với biến động của thị trường hàng hóa thế giới.

Báo Tin Tức, 15/07/2015
Đăng ngày 15/07/2015
H.Chung
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 00:22 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:22 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 00:22 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 00:22 28/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 00:22 28/04/2024