Con tôm ôm rơm lúa

Hiện nay, có hàng chục hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển thực hiện mô hình dùng rơm lúa treo xuống vuông để cải tạo nước và tạo môi trường sinh sống cho các loài thủy sản. Khi rơm mục sẽ làm thức ăn cho con tôm, con cua. Với cách làm này, đã góp phần tăng sản lượng nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân.

Con tôm ôm rơm lúa
Ông Trần Minh Châu (ấp Ông Như, xã Tân Ân Tây), người đầu tiên của huyện Ngọc Hiển dùng rạ rơm để tạo nơi trú ẩn và làm thức ăn cho thủy sản.

Ông Trần Minh Châu (ấp Ông Như, xã Tân Ân Tây), là người đầu tiên áp dụng mô hình dùng rơm lúa kết hợp men vi sinh trải dọc theo vuông tôm. Trước khi cho rơm vào vuông, ông Châu bó các cuộn rơm và dùng cây cặm để rơm nổi lên mặt nước, không bị trôi và chạm đất. Sau 10 - 15 ngày, rơm sẽ chìm trong nước, lúc này ông Châu mới thả con giống. Cách làm này vừa tạo chỗ ở cho giống thủy sản, vừa tạo thức ăn sau này cho con tôm, con cua. Ông Châu cho biết: “Qua nhiều lần nuôi tôm và cua thất vụ, kinh tế gia đình gặp khó khăn. Ở vùng đất mặn chuyên nuôi trồng thủy sản nhưng kinh tế không khá lên được thì không cam lòng. Xem nhiều sách, báo, đài, ở vùng mặn ngọt người ta dùng rạ lúa cho con tôm ăn rồi tôm phát triển, nuôi hiệu quả. Thế là tôi mua rơm về nghiên cứu thử. Qua thời gian thấy hiệu quả”.

Sau khi áp dụng cách này, con nước mới đây, ông Châu thu nhập từ cua trên 15 triệu đồng, tôm nuôi cũng đang trong giai đoạn phát triển tốt. Theo ông Châu: “Đây là con nước trúng cua nhất trong 10 năm trở lại đây”.

Thấy hiệu quả, nhiều hộ dân trên địa bàn ấp Ông Như và các ấp lân cận cũng học hỏi, làm theo. Trước đây khi thả nuôi, hầu hết người dân chỉ thực hiện theo phương thức nuôi truyền thống, khó kiểm soát đối tượng nuôi. Nhưng với cách làm này, con tôm, con cua thường bám vào rơm lúa để sinh sống, phát triển rất nhanh và hộ nuôi rất dễ kiểm soát. Mới thực hiện nhưng anh Hồ Văn Sỹ (ấp Ông Như) tin rằng mô hình này tạo môi trường khá lý tưởng cho con tôm, con cua bám vào, hạn chế hao hụt. Hiện giá rơm được các mối ở vùng ngọt hóa chuyển tận nơi giá 3 triệu đồng/tấn rơm. Còn mua bó khoảng 12kg giá khoảng 35 ngàn đồng.

Trong quá trình thực hiện mô hình, cần lưu ý đến cách trải rơm phù hợp. Không để rơm chạm đất, sẽ gây thối rơm, ảnh hưởng môi trường nước. Do rơm lúa có tác dụng làm chỗ ở và làm thức ăn cho thủy sản nuôi, nên cần chú ý cách treo rơm đúng kỹ thuật. Theo ông Nguyễn Thiện Sáu (ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây): “Bó rơm tương đối lớn, mình phải rã ra làm hai, treo rơm không chạm đất, khi rơm mục ra sẽ tạo tảo tốt cho môi trường nước, tôm, cua phát triển nhanh hơn”.

Bước đầu thực hiện mô hình cho thấy năng suất đạt cao hơn so với nuôi truyền thống. Tuy nhiên, nhiều hộ dân khẳng định, để áp dụng mô hình này, trước khi thả giống thủy sản, cần diệt cá tạp. Bởi con giống vào thời gian đầu sẽ trú ẩn, sinh sống ở những cuộn rơm nên dễ trở thành thức ăn cho cá tạp.

Báo Ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 27/03/2019
Chí Hiếu
Nuôi trồng

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 05:40 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 05:40 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 05:40 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:40 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 05:40 24/04/2024