Đam mê Betta: Ranh giới giữa yêu và giết!

Cá betta - điển hình của sự ngược đãi trong ngành công nghiệp thú cưng.

ngược đã cá betta
Những chú cá betta tuyệt đẹp vừa mang trên mình những giá trị kinh tế và bảo tồn, nhưng cũng phản ánh một ngành công nghiệp ngược đãi vật nuôi. Ảnh: Peta Asia

Với màu sắc sặc sở, vảy ánh kim và vây dài chảy quanh người như một chiếc áo choàng trong làn nước, cá betta là một trong những loài cá bắt mắt và được ưa chuộng nhất tại các cửa hàng, các chợ cá cảnh, hay sau những chiếc xe bán cá dạo quanh các ngã đường. Cá betta rất rẻ, với rất nhiều chủng loại, nên chúng là một lựa chọn tuyệt vời cho những ý tưởng trang trí hay “thi đấu”.

Nhưng trái ngược với nền công nghiệp thú cưng và tư duy cửa những người nuôi cá betta, một số người ủng hộ phúc lợi động vật lại lo ngại rằng: Với sự phổ biến và quan niệm sai lầm về chăm sóc sinh học có thể khiến chúng trở thành loài dễ bị tổn thương và ngược đãi nhất trong ngành công nghiệp này.

Có khó để nuôi một con cá betta?

Câu trả lời là: Không!

Không có vật nuôi nào là dễ dạng để chăm sóc, nhưng công bằng mà nói, cá betta dễ chăm sóc hơn nhiều loại cá khác. Thực tế, cá betta cần ít không gian sống hơn các loài cá khác và chúng lại có sức chịu đựng tốt.

Do đặc tính dễ chăm sóc, nên cá betta thường được nuôi nhốt trong các lọ thủy tinh chật hẹp.

Tuy nhiên, những “tin đồn” về sự dễ dàng chăm sóc của cá betta đã được “phóng đại”. Chúng sẽ không sống khỏe mạnh hay hạnh phúc trong cái gọi là” hệ sinh thái khép kín”, bị giam cầm trong một cái bình không có gì ngoài một vài viên đá hay ít sợi rong. Cá betta cần nguồn nước được lọc, ấm, môi trường nuôi phong phú với hệ thực vật và cảnh quan thủy sinh, cho ăn thường xuyên và định kỳ làm sạch bể. Hiệp hội PETA (People for the Ethical Treatment of Animal) khuyến khích tất cả những người sở hữu hoặc chăm sóc động vật luôn theo dõi điều kiện sống của chúng kể cả cá betta.

Cá betta có thật sự “không hạnh phúc”?

Năm 2017, các nghiên cứu tại Đại học Ghent ở Bỉ đã xác định một số vấn đề phổ biến cho phúc lợi của cá betta. Chúng có thể trở nên căng thẳng khi được “thi đấu” với một con cá đực khác, đặc biệt là khi chúng bị giam cầm và không thể trốn thoát. Bể quá nhỏ, môi trường nuôi nhốt kém phong phú và nhiễm mycobacterium cũng gây hại cho chất lượng cuộc sống của cá betta.


Cá có thể trải nghiệm cảm xúc như con người.

Trong lịch sử, giới khoa học đã nhiều lần tranh cãi về việc liệu cá có cảm thấy đau hay không? Và một nghiên cứu được tiến hành bởi các bác sĩ thú y đã đi đến cùng một kết luận rằng: Mô hình giải phẫu hệ thần kinh của cá phù hợp để nhận tín hiệu đau, chúng tạo ra các hoạt chất giảm đau hóa học tự nhiên giống như động vật có vú và chúng có ý thức tránh các kích thích gây đau. Cá cũng trải nghiệm những cảm xúc mà con người có thể xác định. Trong một bài báo năm 2016 được công bố trên tạp chí Animal Cognition, các nhà nghiên cứu lập luận rằng khả năng nhận thức của cá thường phù hợp hoặc vượt hơn cả các loài động vật có xương sống khác, đồng thời, họ cũng bác bỏ quan niệm: Cá chỉ có trí nhớ ba giây. Rõ ràng chúng ta biết rằng các loại cá nói chung, và cá betta nói riêng có nhận thức phát triển hơn chúng ta nghĩ và thậm chí chúng có thể trải nghiệm cảm xúc như con người, và hiển nhiên chúng hoàn toàn có thể biết rằng “chúng có thật sự hạnh phúc hay không?”.

Tình trạng ngược đãi cá betta

Lấy cá betta làm đơn cử hay đại diện cho những hành vi ngược đãi thú cưng, vì chúng rất phổ biến, dễ sỡ hữu và dễ chịu đựng.

Ngành công nghiệp cá betta đã phát triển rất mạnh, với những giá trị bảo tồn, và kinh tế rất lớn mà ngành công nghiệp này mang lại, thì mặt trái của nó chính là những hành vi ngược đãi động vật. Những người ủng hộ phúc lợi động vật luôn cho rằng, với nhu cầu tiêu thụ cao, cá betta giống luôn bị ép và kích thích sinh sản quá mức, dẫn đến chết, hoặc bệnh tật và bị vứt bỏ. Cá con sinh ra tiếp tục chịu những rào cản về chọn lọc di truyền, những cá thể được cho là “tốt” sẽ được giữ lại để nuôi lớn, còn các cá thể khác phải bị loại bỏ. Quá trình vận chuyển cá thương phẩm cũng không được quan tâm đúng mức, khi mà các hệ thống vận chuyển kinh doanh luôn tìm ẩn nhiều rủi ro khiến cá bị stress, sock và dễ mắc bệnh.

Ngoài nuôi cá làm cảnh, cá betta còn là đối tượng cho loại hình giải trí “chọi cá”. PETA cho rằng, đây là hành vi tàng bạo nhất, mang tính ngược đãi nặng nề, khiến cá bị hoảng sợ, đau đớn, và chết.

Cá betta còn được sử dụng làm một công cụ giải trí, bằng hình thức chọi cá và kết thúc mỗi cuộc vui, chúng luôn mang trên mình những chấn thương đau đớn.

Phần lớn, nhiều người nuôi cá betta không cung cấp cho chúng một môi trường sống lý tưởng như nhiều loại cá khác. Cá btetta thường được nuôi nhốt trong một chai thủy tinh nhỏ, hoặc trong một bể hẹp, ít thay nước, ít cho ăn và môi trường ít phong phú. Và PETA gọi chúng là những hành vi ngược đãi động vật.

Bạn có chắc chắn rằng sẽ không tạo ra căng thẳng cho chúng ?
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn đánh giá cao việc nuôi cá cảnh như một sở thích thú vị, giúp giảm căng thẳng và mang lại hiệu quả kinh tế, cũng như tính bảo tồn. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là, khi bạn có được con cá của riêng mình, bạn có thể chắc chắn rằng sẽ không tạo ra căng thẳng cho chúng hay không?
Đăng ngày 12/08/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Nuôi trồng

6 loại cá cảnh dễ nuôi- Mang tài lộc vào nhà!

Các loài cá cảnh đẹp dễ nuôi đang được rất nhiều người tìm kiếm. Ngoài lợi ích mang lại tính thẩm mỹ cho không gian, đặt bể cá hợp phong thủy cũng sẽ giúp gia chủ rước tài lộc vào nhà.

Cá cảnh
• 10:55 06/01/2023

Nâng tầm "cá đại gia" - Cá chép Koi Việt Nam

Nghề nuôi cá chép Koi đang giúp hàng trăm hộ dân ở Hải Phòng "hái ra tiền". Họ đang ấp ủ chiến lược xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho cá chép Koi Việt Nam.

Cá chép Koi Việt Nam. Ảnh: rare-gallery.com
• 13:43 01/11/2022

Các loại bệnh nấm thường gặp trên cá cảnh

Cá cảnh được xem là một thú vui tao nhã được nhiều người ưa chuộng bởi người ta yêu thích hình dáng và màu sắc bắt mắt, đẹp mắt trong bể nuôi. Nếu nuôi cá cảnh, bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý và cần biết những loại bệnh có thể và thường tấn công cá cảnh mà bạn nuôi.

Bệnh nấm trên cá
• 09:37 07/10/2022

Ngành cá cảnh cần sự tham gia của các nhà khoa học

Cá cảnh Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 60 thị trường và đã hình thành nghề nuôi cá cảnh ở TP.HCM. Nhưng khoa học công nghệ vẫn còn thiếu trong ngành này.

Cá vàng
• 10:46 28/09/2022

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 11:36 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:36 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 11:36 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:36 16/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 11:36 16/04/2024