Đánh bắt cá: Thách thức đầu tiên trong giai đoạn hậu Brexit

Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đã bắt đầu trong trận chiến hậu Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) bằng cách công bố những ranh giới đỏ về mối quan hệ tương lai của họ.

Đánh bắt cá
Tàu đánh bắt cá ở châu Âu.

Thỏa thuận cần đạt được đầu tiên liên quan đến vấn đề đánh bắt cá. Hai bên đều thể hiện quan điểm rất cứng rắn, đàm phán còn chưa bắt đầu, nhưng "gươm đã được rút ra khỏi vỏ".

Với phương châm sẽ "lấy lại quyền kiểm soát các vùng biển của Anh", Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố rằng vào ngày 1/1/2021 -  thời điểm kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, ngư dân EU sẽ không còn được quyền tự do tiếp cận vùng biển giàu cá quanh các hòn đảo của nước Anh, điều mà họ vẫn đang được phép hiện nay.

Để tăng sức nặng cho lời nói của mình, Chính phủ do ông Johnson đứng đầu đã trình bày vào ngày 29/1 một dự luật để trình lên Nghị viện Anh, trong đó họ đề xuất quy định rằng nước Anh sẽ rời bỏ chính sách thủy sản chung và có thể hoạt động như một quốc gia ven biển độc lập kể từ năm 2021.

Một hành động được xem như biểu tượng trong bối cảnh vào cùng ngày các nghị sĩ châu Âu đã phê chuẩn Thỏa thuận rút lui giữa London và Brussels.

Một quan chức cấp cao của châu Âu, được cho là người am hiểu về các vấn đề liên quan đến Brexit, đánh giá "phía Anh biết rằng EU có một điểm yếu, đó là đánh bắt cá. Không có lý do gì London không sử dụng yếu tố này trong quá trình đàm phán".

Về phần mình, ông Boris Johnson biết rằng các ngư dân Anh đã bỏ phiếu áp đảo cho Brexit vì họ rất lo lắng về vấn đề trữ lượng cá trong tương lai. Tuy nhiên, ông cũng nắm rõ đánh bắt cá là một chủ đề dễ gây bùng nổ về chính trị trong số một số đối tác cũ, trước tiên là nước Pháp.

Sau sự kiện "áo khoác vàng", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cho thấy không đủ khả năng để hỗ trợ ngư dân vùng Normandie hoặc Bretagne, trong khi có tới 30% đến 40% sản lượng đánh bắt của ngư dân Pháp được thực hiện ở vùng biển của Anh. 

Chỉ có tám trong số 27 quốc gia thành viên EU - Pháp, CH Ireland, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển, Đức và Đan Mạch - bị ảnh hưởng bởi vấn đề đánh bắt cá và London nhìn thấy một khiếm khuyết có thể làm yếu đi sự đoàn kết của những người châu Âu trong các cuộc đàm phán Brexit.

Có một thực tế là khi nói đến vấn đề khai thác cá, 27 nước EU có nhiều thứ để mất hơn người Anh. Ngư dân EU đánh bắt trong những vùng biển của Anh lượng cá có giá trị tới gần 590 triệu bảng (hơn 700 triệu euro) mỗi năm; trong khi Anh bắt cá ở vùng biển EU chỉ với sản lượng khoảng 130 triệu bảng (154 triệu euro).

Trung bình, khối lượng đánh bắt trên vùng biển của Anh chiếm 14% tổng sản lượng khai thác của 8 quốc gia châu Âu liên quan. Theo một tài liệu của Ủy ban châu Âu, tỷ lệ phần trăm này dao động từ 1% cho Tây Ban Nha đến 50% cho người Bỉ. Sự phụ thuộc trên khiến đánh bắt cá trở thành một trong những lĩnh vực duy nhất mà châu Âu ở vào thế yếu so với Vương quốc Anh".

Trong bối cảnh đó, cả EU và Anh đều khẳng định rằng tuyên bố chính trị đi kèm với thỏa thuận rút lui của họ (ký vào ngày 17/10/2019) đã đề cập cụ thể đến việc đánh bắt cá.

Khi văn bản quy định rằng hai bên sẽ phải xác định mối quan hệ tương lai của họ trước ngày 31/12/2020 - các quy tắc của châu Âu tiếp tục được áp dụng trong thời gian này - thì đồng thời nó cũng chỉ rõ rằng trong hai lĩnh vực, thủy sản và dịch vụ tài chính, cần phải làm mọi thứ để đạt được thỏa thuận trước khi kết thúc vào tháng Sáu, ngay cả khi không có điều gì thay đổi trước năm 2021.

Hiện tại, London và Brussels đang đều lên gân trong vấn đề đánh bắt cá. Một thông cáo của Bộ môi trường, thực phẩm và nông nghiệp Anh công bố vào ngày 29/1 là trong tương lai, London sẽ đưa ra những quy tắc mà các tàu nước ngoài sẽ phải tuân theo trên vùng biển của Anh.

Về phần mình, Ủy ban châu Âu yêu cầu giữ nguyên trạng trong lĩnh vực đánh bắt cá và cho đây một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận nào về điều kiện mối quan hệ tương lai giữa EU với nước Anh.

Nghị sĩ thành viên Ủy ban đánh bắt cá của Nghị viện châu Âu Pierre Karleskind lưu ý "người Anh có cá, nhưng chúng tôi có thị trường", khi nêu rõ có tới 73% sản lượng đánh bắt của ngư dân Đảo quốc được xuất khẩu sang "Lục địa già". Con số thống kê này đã mang tới cho EU sức nặng đầu tiên.

Thủ tướng CH Ireland Leo Varadkar đã nói rằng nếu Anh muốn EU nhượng bộ trong lĩnh vực tài chính, thì London cũng phải làm điều tương tự trong các lĩnh vực khác như đánh bắt cá. Mọi thứ đều liên kết với nhau.

Một quan chức cao cấp châu Âu giải thích, trong thực tế, từ nay đến 1/7/2020, hai bên phải đồng ý về khung của thỏa thuận về đánh bắt cá, bao gồm các nguyên tắc chính về kiểm soát, và trước hết đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo toàn nguồn cá, quyền tiếp cận biển ...".

Sau đó, bắt đầu từ tháng 12/2020, hai bên sẽ đàm phán chi tiết về số lượng cá mà người châu Âu có thể được đánh bắt tại vùng biển của Anh - và ngược lại là việc Anh được quyền tiếp cận vùng biển của EU vào năm 2021.

Pháp và các đối tác đang kêu gọi hình thức thỏa thuận nhiều năm khi Vương quốc Anh chỉ muốn đàm phán hàng năm, giống như trường hợp giữa EU và Na Uy.

Một nhà ngoại giao bình luận EU muốn một thỏa thuận ổn định với quan điểm đàm phán hàng năm đã không hề dễ dàng với người Na Uy, rồi nay lại là với người Anh. Về phía London, cũng có ý kiến giảm nhẹ sự việc khi đưa ra lập luận với Oslo, thỏa thuận được gia hạn gần như mỗi năm một cách máy móc.

Trong mọi trường hợp, thỏa thuận về đánh cá giữa EU-Anh là một trong những nội dung đầu tiên sẽ được hoặc không được ký kết, và mọi người cũng sẽ xem đây như một phép thử đầu tiên. Nghị sĩ người pháp Karleskind đánh giá cần đảm bảo để vấn đề đánh bắt cá không bị xem là một thất bại cho ông Johnson.

Có một thực tế là để có thể tuyên truyền trước cử tri của mình, Thủ tướng Anh biết rõ rằng những gì mới được thỏa thuận ít nhất phải có vẻ khác so với những gì đang tồn tại hiện nay.

TTXVN
Đăng ngày 06/02/2020
Kim Chung
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 05:58 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 05:58 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 05:58 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 05:58 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 05:58 19/04/2024