Dễ dính chất cấm vì thủy sản dùng thuốc bán rong

Những loại thuốc người nuôi thủy sản sử dụng đều không rõ nguồn gốc, được cung cấp bởi những người bán rong mang tận nhà mời chào. Tình trạng sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép sẽ vẫn khó kiểm soát.

Dễ dính chất cấm vì thủy sản dùng thuốc bán rong

Thông tin cá nhiễm chất cấm, theo lãnh đạo cục quản lý chất lượng nông sản, tỉ lệ khá nhỏ không đáng lo.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản cho biết tại buổi làm việc của Thứ trưởng Hoàng Xuân Thu trong sáng ngày 19/4 với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT).

Thuốc thủy sản bán rong tận đìa

Năm nay tôm chết hàng loạt đặc biệt là tôm thẻ chân trắng khiến người nuôi tôm lao đao, các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Năm nay các khu nuôi tôm lớn hàng nghìn ha như Thông Thuận, Bim… đều chịu chung tình trạng tôm nuôi thả chết hàng loạt. Người nuôi kêu rất nhiều, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bước đầu nhưng nguyên nhân chính khiến tôm chết hàng loạt như vậy đến thời điểm này vẫn chưa được xác định rõ”. Ông Nguyễn Huy Điền Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản nói.

Nhiều nghiên cứu được tiến hành, các cơ sở bán thuốc thú y, thức ăn được kiểm tra đột xuất để tìm nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt. Tuy nhiên, ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thủy sản cho biết: “Nông dân nuôi tôm bảo sử dụng thuốc diệt tạp trước khi thả tôm, nhưng các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thuốc lại bảo không có. Nhiều cuộc kiểm tra, giám sát đột xuất tại các cửa hàng, đại lý thuốc, thức ăn chăn nuôi cũng không phát hiện sự xuất hiện của chất cấm”.

Những loại thuốc người nuôi thủy sản sử dụng đều không rõ nguồn gốc, được cung cấp bởi những người bán rong mang tận nhà mời chào.

"Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, tình trạng sử dụng những loại thuốc nằm ngoài danh mục cho phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản sẽ vẫn khó kiểm soát”, ông Điền nhận định thêm.

Ông Bùi Đức Quý, Giám đốc Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm và kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho rằng: “Tôm chết hàng loạt không phải do con giống bởi đây là những cơ sở sản xuất giống sạch nhập từ HaWai, chất diệt khuẩn chlorine không gây bệnh cho vật nuôi nên không thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt được. Theo tôi, chỉ có thể là do môi trường nước bị ô nhiễm khiến vật nuôi bị ngạt”.

Tỉ lệ nhiễm chất cấm đáng giật mình

Theo ông Nguyễn Như Tiệp Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản mẫu cá nhiễm chất cấm phát hiện tại TP. HCM chỉ là trường hợp đơn lẻ, rất nhỏ không đáng kể.

“Mẫu cá phát hiện chất cấm báo chí đăng tải vừa qua được lấy mẫu trong dịp Tết Nguyên Đán theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT về tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản và hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia vì Chất lượng - An toàn vệ sinh thực phẩm”.

Trong 172 mẫu thủy sản các loại do Chi Cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP. HCM lấy phân tích, kiểm nghiệm tại Trung tâm khoa học công nghệ Sắc ký Hải Đăng. Tuy không phải là đơn vị do Bộ Nông nghiệp chỉ định kiểm nghiệm Trifluralin nhưng được Hệ thống phòng thí nghiệm VILAS công nhận như vậy kết quả được coi là chính xác. Kết quả chỉ ra có 4/172 mẫu nhiễm chất Trifluralin, gồm 2 mẫu cá diêu hồng, 1 mẫu cá tra, 1 mẫu cá basa. Như vậy tỉ lệ rất nhỏ chỉ hơn 2%”.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là đề tài được nhiều người quan tâm

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, tỉ lệ 2% là rất nhỏ so với chương trình giám sát của Cục hàng năm bởi tỉ lệ mẫu nhiễm chất cấm Trifluralin đang giảm đi rất nhanh trong vài năm lại đây. Nếu năm 2010 tỉ lệ phát hiện là 9,9%, năm 2011 chỉ còn 2% và trong 3 tháng đầu năm nay chỉ là 0,3%. Do Chi cục TP. HCM không nói rõ con số chính xác đã dẫn tới hiểu sai lệch, người dân hoang mang không sử dụng cá diêu hồng nữa, khiến thị trường ảm đạm, người chăn nuôi lâm vào tình trạng hết sức khó khăn.

Về vấn đề kiểm soát chất cấm trong các hộ nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay rất khó. Theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành, Bộ Nông Nghiệp: “Do tính chất nuôi trồng nhỏ lẻ, manh mún trong nhân dân nên việc kiểm soát giám sát rất khó khăn, đặc biệt vấn đề bán thuốc không rõ nguồn gốc đến tận tay người nuôi thủy sản với giá rẻ hiện khá phổ biến. Vì vậy, khó khăn hơn trong việc truy xuất nguồn gốc và người tiêu dùng cũng cẩn phải cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm”.

Theo Infonet
Đăng ngày 21/04/2012
Trung Hiếu
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:57 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:57 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:57 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:57 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:57 29/03/2024