DN thủy sản phản đối bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong sản xuất thực phẩm

Sau các doanh nghiệp (DN) chế biến sữa, các DN chế biến thủy sản đã lên tiếng phản đối quy định hướng dẫn của Bộ Y tế bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải sử dụng muối tăng cường i-ốt.

bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong sản xuất thực phẩm
Chế bến thủy sản tại Công ty CP thủy sản Bình Định. Ảnh: Thu Hòa

Theo thông tin Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa kiến nghị Bộ Y tế bãi bỏ nội dung hướng dẫn tại Điểm 2 của văn bản 1216/BYT-PC ngày 14/3/2017 của Bộ Y tế quy định bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải sử dụng muối tăng cường i-ốt.

Ngày 18/1/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Theo đó, kể từ ngày 15/3/2017, các loại muối ăn trực tiếp và muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được bổ sung i-ốt.

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 19/2017 vào ngày 10/3/2017, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã phản ánh những bức xúc liên quan đến quy định sử dụng muối có i-ốt trong chế biến thực phẩm. Sau đó, chiều ngày 13/3/2017, cuộc đối thoại giữa đại diện Bộ Y tế và các doanh nghiệp sữa do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì đã diễn ra tại Văn phòng Chính phủ.

Theo kết quả cuộc đối thoại này, Nghị định 09 chỉ yêu cầu bắt buộc bổ sung i-ốt vào muối ăn trực tiếp và muối sử dụng trong chế biến thực phẩm và kiểm soát việc bổ sung i-ốt tại các cơ sở sản xuất muối sử dụng cho hai mục đích trên, không yêu cầu phải sử dụng muối có chứa i-ốt tại các nhà máy chế biến thực phẩm cũng như không yêu cầu kiểm soát hàm lượng i-ốt trong thành phẩm thực phẩm.

Sau đó một ngày, ngày 14/3/2017, Bộ Y tế đã có văn bản số 1216/BYT-PC (VB 1216) trả lời ý kiến của doanh nghiệp về việc triển khai điểm a, khoản 1, Điều 6 của Nghị định 09 nhưng lại khẳng định rằng: “Các doanh nghiệp sử dụng muối trong chế biến thực phẩm để tiêu dùng trong nước có sử dụng muối đều phải sử dụng muối có tăng cường i-ốt”.

Theo VASEP, nội dung hướng dẫn kể trên tại văn bản 1261 của Bộ Y tế hoàn toàn chưa đúng với tinh thần của Nghị định 09 cũng như kết luận tại cuộc đối thoại ngày 13/3/2017 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì. Hơn nữa, quy định này còn nhiều bất cập, chưa phù hợp trong thực tế sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm hiện nay của Việt Nam bởi một số sản phẩm thực phẩm nếu có thêm i-ốt trong thành phần sẽ gây biến màu, biến mùi, mất khả năng chống ôxy hóa… và đặc biệt, sản phẩm không đảm bảo được chất lượng như công bố của nhà chế biến hoặc theo tiêu chuẩn thành phẩm (do I-ốt có tính thăng hoa, dễ tương tác với các thành phần khác trong thực phẩm và biến đổi khi gặp nhiệt…).

Rất nhiều sản phẩm thực phẩm đã có sẵn i-ốt trong thành phần sản phẩm do nguyên liệu tự nhiên của sản phẩm đó đã có sẵn i-ốt, đặc biệt là thủy hải sản, không cần sử dụng muối có i-ốt để tránh gia tăng thêm chi phí sản xuất và tạo ra hàm lượng i-ốt cao trong thành phẩm.

Theo VASEP, Nghị định 09 sẽ gây thêm rào cản không cần thiết ở góc độ thương mại, do các sản phẩm trên toàn cầu khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải thay đổi nguyên liệu nếu trong thành phần thực phẩm đó có chứa muối.

Ngoài ra, việc quy định bắt buộc các DN chế biến thực phẩm để tiêu dùng trong nước phải sử dụng muối i-ốt cũng đang khiến có nhiều băn khoăn và khó khăn trong quá trình thực hiện của DN thủy sản.

Trong một số quy trình chế biến sản phẩm thủy sản cần đến muối pha với nước nhằm rửa nguyên liệu-bán thành phẩm, hoàn toàn không đưa vào trong thành phần của thành phẩm. Theo yêu cầu công nghệ cho mục đích “rửa” thì sẽ không cần đến muối có bổ sung i-ốt. Thực tế này chưa có trong hướng dẫn liên quan đến Nghị định 09 nhưng cũng khiến DN băn khoăn và lúng túng trong việc phải làm các thủ tục cần thiết để giải trình là muối này chỉ để rửa sản phẩm trong quá trình chế biến chứ không phải là thành phần của thành phẩm.

Tương tự vậy, một số quy trình chế biến cho một số sản phẩm thủy sản đặc thù (fillet cá tra, mực...), cũng sẽ có sử dụng muối để ngâm bán thành phẩm (tăng mức độ giữ nước nhằm chống mất nước trong quá trình cấp đông sau đó, hoặc làm trắng sản phẩm...), và hoàn toàn không sử dụng thêm vào trong thành phẩm cuối cùng.

Do đặc thù của sản xuất, DN có thể sản xuất các lô hàng mà sau đó một phần của lô sẽ được xuất khẩu, một phần sẽ đưa sang thị trường tiêu dùng nội địa khi có nhu cầu. Các Doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn và quan ngại khi lại phải làm các thủ tục cần thiết nào đó để tránh bị xử phạt khi yêu cầu rằng sản xuất cho tiêu dùng trong nước bắt buộc phải dùng muối có tăng cường i-ốt.

Do đó, VASEP kiến nghị Bộ Y tế bãi bỏ nội dung hướng dẫn tại Điểm 2 của văn bản 1216/BYT-PC ngày 14/3/2017 của Bộ Y tế.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 11/04/2017
Lê Thu
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021

Top các thương hiệu thức ăn thủy sản được ưa chuộng nhất tại Việt Nam

Chọn đúng thức ăn thủy sản là bí quyết để tôm, cá khỏe mạnh, vụ mùa trúng lớn. Trong số hàng loạt thương hiệu, có năm cái tên luôn được bà con nuôi trồng tin cậy, nhờ chất lượng tốt và hiệu quả rõ rệt. Họ là những ai? Bài viết này sẽ bật mí lý do vì sao những thương hiệu này được bà con khắp Việt Nam yêu thích, giúp bạn dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp.

Thức ăn thủy sản
• 10:15 22/05/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025

Nước trong ao tôm nhà bạn muốn được khử trùng bằng Chlorine Aqua - ORG xuất xứ từ Ấn Độ

Trong ngành nuôi tôm, nước sạch là “chìa khóa vàng” quyết định thành công của mỗi vụ mùa. Chlorine từ lâu đã được bà con tin dùng để khử trùng nước nhờ hiệu quả vượt trội. Nhưng giữa vô số sản phẩm trên thị trường, tại sao Chlorine Aqua-ORG xuất xứ từ Ấn Độ lại được nhiều doanh nghiệp, tổ chức và hộ nuôi tôm tin tưởng lựa chọn?

Chlorine Aqua-ORG
• 09:57 03/04/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 09:35 27/03/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 01:38 19/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:38 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 01:38 19/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 01:38 19/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 01:38 19/06/2025
Some text some message..