Doanh nghiệp thủy sản è cổ đóng phí

Mất ít nhất 2 buổi đổi thoại với Bộ NN-PTNT và hàng loạt văn bản kiến nghị, song nguyện vọng cắt giảm các khoản phí không cần thiết cho các DN xuất khẩu thủy sản dường như khó thành.

phi le ca tra

Phải gánh quá nhiều loại phí, sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam yếu hẳn

Theo các DN thủy sản, hiện mỗi chỉ tiêu kiểm tra lên đến hàng triệu đồng, có những lô hàng phải kiểm tra tới hàng chục chỉ tiêu, trong khi phía nhà nhập khẩu chỉ yêu cầu 4-5 chỉ tiêu. Đây là sự lãng phí không cần thiết.

Phí không cần thiết

Theo Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), chi phí kiểm nghiệm lô hàng trước khi xuất khẩu đang trở thành gánh nặng với DN, khi mức phí phải trả tăng 1,5 – 2 lần so với trước đó. Việc lấy mấu kiểm nghiệm lô hàng, cùng các biện pháp, thủ tục kiểm soát trước khi xuất khẩu (XK) đã khiến các lô hàng XK của DN phải chờ 7 - 10 ngày là một bất lợi lớn, nhất là trong thời điểm DN khó khăn về vốn, tín dụng như hiện nay, làm giảm tính cạnh tranh so với các nước XK thủy sản tương tự như VN.

Đại diện một DN tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng rất nhiều tiêu chuẩn khách hàng NK không yêu cầu mà trong nước vẫn áp dụng cho DN. Trong khi để đáp ứng thì có những tiêu chuẩn tính ra DN phải mất hơn 1 tỷ đồng/năm. “Ngay cả khi phân loại DN theo mức ABCD, DN đạt loại A cũng vẫn phải chạy ngược xuôi để lấy giấy chứng nhận trình hải quan thì tiêu chuẩn đó có nghĩa lý gì”, DN này bức xúc.

Không những vậy, theo ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch VASEP, trước đây các DN làm tờ khai có thể XK nhưng giờ yêu cầu phải có chứng thư (health certificate) mới cho xuất, khiến DN phải mất thêm chi phí. Ông Minh cho rằng, các thị trường có quy định thì cứ kiểm tra, nhưng những thị trường không kiểm tra thì không nên ràng buộc, những thủ tục hành chính không mang tính quốc tế thì không nên áp dụng. “Với giá trị xuất khẩu lên đến 6 tỉ USD, những sự cố nhỏ từ các thị trường là điều không tránh khỏi. Tỉ lệ vi phạm VSATTP với thủy sản xuất khẩu hiện nay chưa đến 1/10.000 là rất nhỏ, không đến mức phải dựng cả một hàng rào cản làm khó DN”, ông Minh nói. Cũng theo ông Minh, các cơ quan quản lý không nên tự đặt rào cản kiểm tra và hải quan làm khó cho DN xuất trong nước, vì bản thân các DN đều đủ nhận thức để phòng thủ khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính. Chẳng hạn, hiện nay trong nước quy định có chứng thư mới được xuất khẩu, trong khi một số thị trường như Mỹ, Trung Đông… không yêu cầu những chứng thư này.

Khó chiều lòng tất cả

Tuy nhiên, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), cho rằng nhiều nước láng giềng thực hiện việc kiểm tra còn khắc nghiệt hơn Việt Nam. Chẳng hạn Singapore kiểm tra từng lô hàng để đảm bảo uy tín; Indonesia cũng chỉ cho XK những lô hàng được sản xuất tại các cơ sở đủ điều kiện VSATTP do cơ quan thẩm quyền nhà nước công nhận.… Ông Tiệp cũng cho rằng, phí kiểm tra hiện nay giữ nguyên mức từ năm 2002, nếu so với biến động của thời giá thì phí này hiện rất thấp. Và không phải quy định nào cũng giữ nguyên, nhiều quy định thuộc nhóm biện pháp siết chặt kiểm tra VSATTP từ những vụ cảnh báo trước đây đã được gỡ bỏ.

Đại diện Nafiqad cũng thông báo hiện có 2 loại chứng nhận là chứng nhận nhà nước và chứng nhận thương mại (nhà nhập khẩu yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu nào, chỉ kiểm tra chỉ tiêu đó). Tuy nhiên phía Nafiquad chỉ có thể làm theo chứng nhận Nhà nước, vì điều này lên quan đến quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia chứ không phải hai DN. Mục đích của việc kiểm tra là duy trì uy tín sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của cả quốc gia. Thông báo này đồng nghĩa với việc các kiến nghị của DN sẽ khó được xem xét.

Nafiqad ôm đồm quá nhiều việc

“Phải khách quan khi nhìn nhận tương quan giữa Việt Nam với các nước. Singapore XK không bằng 1/20 Việt Nam. Thủy sản Việt Nam “cùng hạng” với Thái Lan, sao không áp dụng theo Thái Lan (?). Việc kiểm tra nên áp theo từng DN hay nhóm DN, không nên áp dụng cho cộng đồng DN. Có như vậy mới tạo ra môi trường thi đua làm theo chất lượng. Nafiqad đang ôm đồm quá nhiều việc từ thanh tra đến kiểm tra trong quản lý ngành hàng này”, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP.

Báo Đất Việt
Đăng ngày 04/05/2012
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:55 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:55 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 12:55 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:55 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 12:55 19/04/2024