Đối với cá, nên cho ăn như thế nào mới phù hợp?

Thức ăn dùng cho thủy sản được coi là một trong những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng lớn tới năng suất nuôi, sản lượng, giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về sự phù hợp khi sử dụng thức ăn cho vật nuôi cũng quan trọng không kém.

Thức ăn cá
Lựa chọn phù hợp các loại thức ăn có thể ảnh hưởng đến năng suất nuôi của thủy sản

4 loại thức ăn được sử dụng phổ biến

- Thức ăn tự nhiên: Các loại thức ăn tự nhiên cho cá luôn có sẵn trong nguồn nước, là những cơ thể sinh vật sống và phát triển tự nhiên (hoặc được nuôi trong hệ thống nuôi dùng làm thức ăn cho động vật thủy sản (như các loài rong tảo và các sinh vật phù du động vật).

Chúng có vai trò rất quan trọng đối với rất nhiều loài cá, giáp xác và thân mềm, đặc biệt ở giai đoạn đầu đời do chúng có kích thước nhỏ phù hợp với kích cỡ miệng của ấu trùng và rất giàu dinh dưỡng. Loại thức ăn này được những ngư dân tận dụng triệt để nhằm có thể làm nguồn thức ăn cho thủy sản. Giảm một phần chi phí trong chăn nuôi.

- Thức ăn tươi sống: là nguồn thức ăn từ động vật tươi sống, có giá trị kinh tế thấp, mức sinh sản tăng nhanh như: cá rô phi, mè trắng, cá bạc đầu,…Có thể chăn nuôi xen kẽ để làm thức ăn cho những động vật có giá trị kinh tế cao như lươn, ba ba, cá lăng,… 

- Thức ăn công nghiệp (dạng khô hay dạng viên): trong thức ăn công nghiệp có bổ sung các vitamin, khoáng chất hỗ trợ cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng cường hệ vi sinh đường ruột, khả năng miễn dịch tự nhiên, nâng cao tỷ lệ sống giúp vật nuôi được khỏe mạnh. Bên cạnh các khoáng chất dinh dưỡng thì trong thức ăn công nghiệp cũng được cho thêm chất dẫn dụ tạo mùi vị hấp dẫn để kích thích tôm, cá bắt mồi giúp giảm thức ăn thừa trong ao.

Thức ăn công nghiệpThức ăn công nghiệp có hai dạng, dạng khô hoặc dạng viên. Ảnh: Hoàng Vũ (NNVN)

- Cuối cùng là thức ăn tự chế, là thức ăn do người nuôi tự phối chế chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương với quy trình chế biến đơn giản, chi phí thấp và tận dụng được các phụ phẩm, nguyên liệu có sẵn. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng rau xanh, cỏ, cá tạp, cám gạo…và phối trộn theo công thức. Sau đó thức ăn có thể được chủ thể là người nuôi nấu chín rồi cho cá ăn, hoặc được phun nước ẩm rồi đưa vào máy ép viên, phơi khô cho cá ăn dần. 

Tuy nhiên, thức ăn tự chế do không có chất kết dính, độ ẩm cao nên thường bị tan rã trong nước trước khi được tôm cá ăn, dễ gây ô nhiễm nước. 

Sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá cần lưu ý những vấn đề gì? 

Tùy từng loại cá thì tập tính ăn sẽ khác nhau, nên cần lưu ý để cá bắt mồi tốt: 

- Đối với cá chép, rô phi, điêu hồng, cá chim, cá tra, cá chạch bùn,... : Ăn mạnh vào tầng mặt và tầng giữa, người nuôi nên chọn các loại thức ăn dạng viên nổi để giúp cá ăn tốt.

Cá điêu hồngNgười nuôi cá điêu hồng nên chọn các loại thức ăn dạng viên nổi để giúp cá ăn tốt. Ảnh: Tép Bạc

- Đối với lươn, cá trê, thát lát, tai tượng...: Ăn mạnh về thức ăn dạng chìm do tập tính của vật nuôi sống ở tầng đáy. 

Khi quan sát thấy cá bị stress, lúc đó độ tiêu hóa thức ăn của cá giảm rất nhiều. Do đó, đối với cá bị bệnh và yếu thì cần giảm lượng thức ăn từ 30 - 50% để tránh tình trạng dư thừa và cá không tiêu hóa được. Khi cá khỏe có thể cho ăn vượt định mức để giúp cá tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến nhiều vi khuẩn có hại phát triển, làm cá bệnh và stress, làm khả năng ăn của cá giảm theo.

Hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá thay đổi rất nhiều khi nhiệt độ biến đổi. Khi nhiệt tăng, các enzyme tiêu hóa của cá có khuynh hướng tăng lên và hoạt tính cũng mạnh hơn. Do đó, khi nhiệt độ cao, người nuôi cần tăng lượng thức ăn lên vì cá sẽ bắt mồi tốt hơn, trao đổi chất mạnh hơn và tăng trưởng nhanh hơn so với lúc nhiệt đố xuống thấp. Còn khi nhiệt độ xuống thấp nên giảm lượng ăn xuống. 

Bên cạnh đó, pH trong nước vượt ngưỡng cho phép cũng tác động đến sức ăn của cá. Do đó, khi quan sát thấy pH có biến động mạnh người nuôi nên giảm lượng ăn cho cá. Nuôi trong ao nhỏ hoặc lớn cần phải rải cho ăn đều khắp ao để đảm bảo cá có thể ăn đủ và đều. Đối với các lồng nuôi, khi cho cá ăn cần chú ý dòng chảy để tránh tình trạng thức ăn trôi ra ngoài, cá không được ăn. 

Đăng ngày 26/07/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 09:37 11/12/2024

Như thế nào là tôm giống giá rẻ?

"Tôm giống giá rẻ" là cụm từ dùng để chỉ các loại tôm giống được cung cấp với mức giá thấp hơn so với giá trung bình trên thị trường.

Tôm giống
• 10:05 10/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 18:53 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 18:53 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 18:53 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 18:53 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:53 12/12/2024
Some text some message..