Hiện tượng cá ăn thịt đồng loại

Cá Mosquitofish và cá bảy màu, mặc dù được biết là loài ăn thịt đồng loại trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng điều này rất khó có khả năng xảy ra trong môi trường tự nhiên và hiếm gặp ở những loài cá này do sự cạnh tranh mạnh mẽ về thức ăn.

Cá Mosquitofish
Cá Mosquitofish là một trong những loài ăn cá thịt đồng loại. Ảnh: Fishkeeping Forever

Diễn biến của cuộc khảo sát 

Từ kết quả khảo sát ban đầu của một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và Anh dẫn đầu, có thể có ý nghĩa không chỉ đối với những người có đam mê về cá và các nhà khoa học (người sử dụng Mosquitofish – một loài cá ăn muỗi làm mô hình cho các nghiên cứu sinh thái và tiến hóa) mà còn có thể giúp giải thích nguyên nhân và tần suất ăn thịt đồng loại ở các loài động vật khác. Săn mồi và ăn thịt các cá thể khác cùng loài, là một hành vi đặc biệt được đề cập trong thần thoại và tiểu thuyết của con người. Nhưng nó phổ biến như thế nào trong tự nhiên và tại sao các sinh vật lại phải dùng đến những hành động cực đoan như vậy chỉ để kiếm một bữa ăn?  

Kết quả của cuộc khảo sát  

Hai nhà khoa học - Brian Langerhans và Rüdiger Riesch đã quyết định tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên bằng cách xem xét dữ liệu thu được từ hơn một thập kỉ qua với gần 12.000 con cá thuộc 17 loài trong thế giới hoang dã. Đây là những dữ liệu được tích lũy từ một số dự án khác nhau trong nhiều năm. Để xác định các cơ chế gây ra loại hiện tượng này trong tự nhiên, họ cần phải có kích cỡ mẫu lớn hơn nữa. Vì vậy, các nhà khoa học đã tích lũy dữ liệu cho nghiên cứu này trong khi thực hiện các dự án khác.  

Riesch bắt đầu dự án khi đang là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của Langerhans từ năm 2010 đến năm 2012, ông cho hay trong điều kiện nuôi nhốt, cá ăn muỗi và cá bảy màu sẽ thực hiện hành vi ăn thịt đồng loại đến mức phải nhanh chóng tách cá con khỏi những con cá lớn hơn. Nhưng khi xem xét đến chế độ ăn của cá trong tự nhiên, thì thực sự không tìm thấy nhiều bằng chứng về điều đó. Họ muốn tìm hiểu liệu và tại sao việc ăn thịt đồng loại lại xảy ra trong tự nhiên. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra chế độ ăn của 11.946 con cá trong tự nhiên, sử dụng phương pháp mổ xẻ hoặc chụp X-quang để xác định loại cá xuất hiện tình trạng ăn thịt này. Họ chỉ tìm thấy 35 trường hợp ăn thịt đồng loại, chỉ trong ba loài cá muỗi - tỷ lệ xảy ra ít hơn 0,30%. 

Tại sao việc ăn thịt đồng loại lại xảy ra trong tự nhiên? 

Ăn thịt đồng loại diễn ra thường xuyên nhất ở các quần thể có mức độ cạnh tranh thức ăn cao. Để kiểm tra thực nghiệm các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng ăn thịt đồng loại, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thêm 720 con cá bằng cách tạo ra các thùng chứa ngoài trời (đường kính 6 feet – gần bằng 183 cm) để tái tạo môi trường tự nhiên của cá nhưng cho phép các nhà nghiên cứu kiểm soát các yếu tố như mật độ cá thể, nguy cơ bị săn và nguồn thức ăn sẵn có. Những con cá bên trong được quan sát trong một tuần để xác định điều gì có thể ảnh hưởng đến hành vi ăn thịt này; kết quả chỉ ra rằng yếu tố về mật độ và thức ăn có sẵn là những nguyên nhân chính có tác động lớn. Cạnh tranh nguồn dinh dưỡng dường như là yếu tố dự báo chính cho tình trạng ăn thịt đồng loại. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cho rằng việc thiếu động vật ăn thịt có ảnh hưởng gián tiếp đến việc ăn thịt đồng loại. Việc giải phóng khỏi loài động vật săn đuổi chúng đã cho phép mật độ cá tăng vọt, làm giảm nguồn thức ăn. Chính yếu tố này có thể là nguyên nhân thúc đẩy đến nhiều trường hợp ăn thịt đồng loại xuất hiện trong môi trường tự nhiên. 

Cá Mosquitofish ăn thịt đồng loại
Mật độ và thức ăn có sẵn là yếu tố hàng đầu dẫn đến việc ăn thịt đồng loại. Ảnh: Keyword Basket

Nhóm nghiên cứu cũng có thể loại trừ một số nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến việc ăn thịt đồng loại. Việc ăn thịt đồng loại không xảy ra khi những con cá lớn hơn thường xuyên chạm trán với những con cá nhỏ hơn nhưng nó có vẻ liên quan nhiều đến nhu cầu năng lượng cần cho việc sinh tồn của chúng hơn so với kích thước cơ thể. Công việc này không chỉ có ý nghĩa đối với những người nuôi cá hoặc những người cố gắng giải cứu và tái tạo các loài có nguy cơ tuyệt chủng, mà còn cho các nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực sinh học tiến hóa và sử dụng loài cá ăn muỗi làm mô hình động vật. 

Kết quả   

Ăn thịt đồng loại ở những loài cá này là một vấn đề mà các nhà sinh vật học phải thường xuyên đối mặt trong điều kiện nuôi phòng thí nghiệm và trại giống, vì vậy nó được nhiều người cho là ít phổ biến trong tự nhiên. Nhưng các nhà khoa học đã cho thấy ở đây rằng nó thực sự không phải vậy. Những con cá này được sử dụng làm mô hình cho nghiên cứu về mặt tiến hóa trong tương lai.  

Đăng ngày 23/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Phát hiện bệnh trên tôm nhờ AI

Phát hiện bệnh sớm và chính xác là rất quan trọng để quản lý sức khỏe tôm và đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi. Trong khi xử lý hình ảnh đã được khám phá, các mô hình hiện tại thường gặp khó khăn về độ chính xác, đặc biệt là khi phát hiện nhiều bệnh hoặc xác định các triệu chứng khó phát hiện.

Tôm bệnh
• 10:21 21/04/2025

Cách mạng hóa nuôi trồng thủy sản: Các dự án mới táo bạo ở Đông Nam Á

Đông Nam Á từ lâu đã là cái nôi của ngành nuôi trồng thủy sản, cung cấp lượng lớn thực phẩm cho cả khu vực và thế giới, đồng thời góp phần quan trọng vào nền kinh tế. Nhưng ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và áp lực về an ninh lương thực. Để giải quyết, một sáng kiến đột phá với khoản đầu tư 12 triệu bảng Anh từ UKRI đã ra đời, mở ra hướng đi mới cho nuôi trồng thủy sản bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:17 14/04/2025

Giải pháp năng lượng tái tạo cho các trại nuôi tôm công nghệ cao

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng truyền thống, việc phát triển các giải pháp năng lượng tái tạo trở nên vô cùng quan trọng.

Tấm pin mặt trời
• 10:14 09/04/2025

Sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis có thể thay thế bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân

độ ăn của cá hồi vân Một nghiên cứu mang tính đột phá do các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Santa Cruz dẫn đầu đã chứng minh rằng các loại sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis sp. có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chất lượng dinh dưỡng của loài cá này

Tảo
• 09:00 06/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 18:35 21/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 18:35 21/04/2025

Phát hiện bệnh trên tôm nhờ AI

Phát hiện bệnh sớm và chính xác là rất quan trọng để quản lý sức khỏe tôm và đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi. Trong khi xử lý hình ảnh đã được khám phá, các mô hình hiện tại thường gặp khó khăn về độ chính xác, đặc biệt là khi phát hiện nhiều bệnh hoặc xác định các triệu chứng khó phát hiện.

Tôm bệnh
• 18:35 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 18:35 21/04/2025

Cá khế trăng - Lựa chọn hàng đầu cho bữa cơm đậm vị biển

Trong danh sách các loại cá biển quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, cá khế luôn giữ vị trí nổi bật nhờ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và khả năng chế biến đa dạng. Trong đó, cá khế trăng – một biến thể phổ biến của dòng cá khế – đang ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng trong thực đơn hàng ngày.

Cá khế trăng
• 18:35 21/04/2025
Some text some message..