Hiện tượng lạ trên cá lóc nuôi

Khoảng 1 tháng gần đây, tại một số ao nuôi cá lóc ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang và Đồng Nai xuất hiện một số hiện tượng đầu cá nổi vảy sần hình bông hồng mà người nuôi cá gọi là “cá đầu bông”.

Hiện tượng lạ trên cá lóc nuôi
Hiện tượng đầu cá nổi vảy sần hình bông hồng

Về nguyên nhân của hiện tượng trên, mặc dù cơ quan chức năng chưa có kết luận chính xác, thế nhưng một số thông tin cho rằng, có thể là do thức ăn.

Theo thông tin từ Chi cục Thủy sản Vĩnh Long, đây không phải là lần đầu, trước đây cũng có một số hiện tượng tương tự như vậy xảy ra, nguyên nhân có thể là do thành phần trong thức ăn không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Dù cá có dấu hiệu lạ nhưng vẫn mạnh khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt,  người dân vẫn mua ăn bình thường, không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, người nuôi lại bị thương lái ép giá. Cụ thể, những cá có hiện tượng này, thương lái sẽ thu mua với giá thấp hơn khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Chị Đặng Thị Hương (ngụ ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Cù Lao Mây, Vĩnh Long), nuôi 4 ao, tháng trước kéo 4 tấn, trong đó cá bị gù và nổi sần trên 300 kg. Cá nguyên phẩm thương lái mua 30.000 đồng/kg, cá bị nổi sần mua 25.000 đồng/kg. Biết được chị Hương bị lỗ, chủ đại lý thức ăn đến hỗ trợ bù giá 5.000 đồng/kg. Hiện chị Hương kéo 15 tấn, chủ đại lý cũng hứa sẽ bù giá nếu có cá bị ép giá.

Ông Ngô Công Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thành, huyện Cù Lao Mây, cho biết: “Hiện tượng này xảy ra hơn tháng nay, nhưng người dân không tường trình, cũng không yêu cầu gì. Do người nuôi cá và người bán thức ăn cá tự thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau, nên trước mắt cán bộ địa phương cũng để đôi bên dàn xếp”.

TSKN
Đăng ngày 26/03/2019
Diệu Châu
Lạ

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025

Vì sao tép "đi lùi"? Bí mật về cách di chuyển của loài tép cảnh

Khi nhìn một chú tép tung tăng trong bể cá, hầu hết chúng ta đều thắc mắc: "Ủa? Sao nó lại đi lùi?". Thay vì thong thả trước sau như bao loài khác, tép lại cứ thích "chân bước đằng sau". Liệu đây có phải là một chiêu "chơi trội" của nhà tép hay có lý do khoa học rõ ràng? Hãy khám phá cùng nhà Tép trong bài viết dưới đây nhé!

Tép cảnh
• 10:19 13/02/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 08:47 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 08:47 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 08:47 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 08:47 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 08:47 20/03/2025
Some text some message..