Hỗ trợ xuất khẩu thủy sản - Càng chậm, càng bất lợi

Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 2,9 tỷ USD. Dù kim ngạch có tăng nhưng điều nghịch lý là hàng loạt doanh nghiệp (DN) thủy sản đang lâm vào cảnh khốn đốn; ước tính đã có khoảng 330 DN thủy sản ngừng xuất khẩu do thua lỗ, làm ăn không hiệu quả.

xuất khẩu thủy sản

Nhiều doanh nghiệp thủy sản cần sự hỗ trợ vốn khẩn cấp để chế biến hàng xuất khẩu. Ảnh: Huỳnh Lợi

Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 2,9 tỷ USD. Dù kim ngạch có tăng nhưng điều nghịch lý là hàng loạt doanh nghiệp (DN) thủy sản đang lâm vào cảnh khốn đốn; ước tính đã có khoảng 330 DN thủy sản ngừng xuất khẩu do thua lỗ, làm ăn không hiệu quả.

    Nỗ lực tồn tại

Sau thời gian giảm giá thê thảm ở mức 18.000 - 19.000 đồng/kg, chiều 15-7, giá cá tra nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL đã tăng lên, đạt 22.000 - 22.500 đồng/kg. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy nghề cá đang dần hồi phục.

Ông Mai Đăng Hòa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủy hải sản Saigon-Mekong, cho biết, giá cá tăng trở lại không chỉ người nuôi mừng mà nhiều DN cũng nhẹ nhõm, bởi nông dân giảm lỗ thì họ mới dám đầu tư để tiếp tục nuôi cá và DN sẽ có nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Ông Hòa thừa nhận, chưa bao giờ các DN thủy sản lâm vào tình cảnh khó như năm nay khi vừa thiếu vốn hoạt động, thiếu nguyên liệu chế biến, giá xuất khẩu giảm, thị trường thu hẹp...

Để vượt qua thách thức, Công ty Saigon-Mekong áp dụng nhiều giải pháp hạ giá thành, cắt giảm những khâu không cần thiết, tăng cường chế biến sản phẩm chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh - giữ vững thương hiệu đối với nhà nhập khẩu và người tiêu dùng thế giới.

Nhờ đó mà 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty Saigon-Mekong đạt hơn 9 triệu USD; dự kiến cả năm đạt 20 triệu USD, tăng 20% so năm 2011. Hiện công ty ổn định sản lượng chế biến cá tra 60 - 70 tấn/ngày và có kế hoạch tăng thêm công suất trong thời gian tới.

Cũng gồng mình vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển, ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng (Tiền Giang), tâm sự: Mỗi DN phải tự thân cứu mình chứ không thể ngồi chờ hay than vãn mãi được. Nỗ lực của Gò Đàng trong thời gian qua là mạnh dạn đầu tư trên 500 tỷ đồng xây dựng vùng nuôi cá tra nguyên liệu rộng 120ha, sản lượng 25.000 tấn/năm, đáp ứng hơn 90% nhu cầu chế biến nhà máy. Việc ổn định nguồn nguyên liệu đã giúp Gò Đàng chủ động trong việc ký hợp đồng với đối tác về giá cả, thời gian giao hàng…

Do đó chỉ qua 6 tháng đầu năm, Gò Đàng xuất hơn 20 triệu USD, đạt 50% kế hoạch năm. Và chỉ tiêu xuất 40 triệu USD thủy sản trong năm 2012, nhiều khả năng sẽ vượt bởi những tháng cuối năm là “mùa” của xuất khẩu thủy sản.

    Vẫn phải chờ nguồn vốn

Bộ NN-PTNT nhìn nhận, xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chung của toàn ngành nông nghiệp. Ngoài việc đem về nguồn ngoại tệ lớn thì xuất khẩu thủy sản còn tạo việc làm cho rất nhiều công nhân tham gia chế biến; nhiều nông dân nuôi tôm, cá... Vì vậy, bằng mọi cách phải trợ lực hết sức cho xuất khẩu thủy sản lấy lại vị thế và tăng tốc vào những tháng cuối năm.

Theo đó, Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ gói tín dụng 9.000 tỷ đồng để cứu DN và người nuôi cá tra. Đối với con tôm, diện tích thiệt hại từ đầu năm đến nay khoảng 40.000ha, mất trắng hơn 5.500 tỷ đồng. Song, các địa phương cho biết số thiệt hại thực tế lớn hơn rất nhiều, hiện DN và người nuôi tôm rất cần hỗ trợ khẩn cấp.

Theo ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, có 70% - 80% DN thủy sản lệ thuộc gần như 100% vào vốn vay ngân hàng, trong đó nhiều DN đang “hấp hối”. Vì vậy, việc hỗ trợ cứu DN thủy sản và người nuôi cần phải làm ngay thời điểm này, càng để lâu sẽ càng bất lợi. VASEP cho biết, đã phân loại các DN thủy sản theo từng nhóm khác nhau như hoạt động hiệu quả - có lời; DN đang thiếu vốn; DN thua lỗ… nhằm có cơ chế hỗ trợ thích hợp cho từng đối tượng.

Tuy nhiên, đến nay nhiều DN xuất khẩu thủy sản tiếp tục kêu khó. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Mai Đăng Hòa cho rằng DN thủy sản đang chờ gói hỗ trợ như “khát nước”. Bởi không có vốn, không được khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu… thì DN không thể hoạt động; nhất là từ nay đến cuối năm là thời điểm tăng tốc về đích. Hiện tại các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay xuống mức 13% - 15%, nhưng rất nhiều DN không thể tiếp cận được nguồn vốn, cuối cùng đành bó tay do không chủ động được chế biến, xuất khẩu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng trăn trở khi tới nay việc hỗ trợ DN và người nuôi thủy sản vẫn chưa thể triển khai. Trong khi Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm với chỉ tiêu năm 2012 đạt hơn 1 tỷ USD. Cái khó là nhiều DN chế biến và người nuôi tôm đang thiếu vốn trầm trọng, rất khó tiếp cận được ngân hàng.

Nỗ lực của UBND tỉnh Cà Mau trong những ngày qua là hỗ trợ chi phí về gian hàng, vé máy bay… cho các DN tham dự những hội chợ thủy sản trong và ngoài nước. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho công nhân, tạo điều kiện đẩy mạnh diện tích nuôi tôm nhằm tăng nguồn nguyên liệu cung ứng cho nhà máy. Cà Mau vừa thành lập tổ công tác, trực tiếp đến từng DN thủy sản nắm cụ thể tình hình hoạt động, để có cơ chế hỗ trợ hiệu quả hơn.

Phó Chủ tịch Dương Tiến Dũng khẳng định, xuất khẩu thủy sản là thế mạnh của tỉnh, do đó Cà Mau sẽ làm hết sức mình để cùng DN vượt khó. Vấn đề quan trọng lúc này vẫn là nguồn vốn. Đây là trở ngại lớn trong việc tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 17/07/2012
Huỳnh Phước Lợi
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Cảnh báo thủy sản đông lạnh nhập lậu - Hiểm họa tiềm ẩn sức khỏe người tiêu dùng

Trong những năm gần đây, tình trạng thủy sản đông lạnh nhập lậu tràn lan trên thị trường Việt Nam gây ra nhiều tác động tiêu cực.

Cá đông lạnh
• 09:41 05/06/2025

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 15:47 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 15:47 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:47 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 15:47 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 15:47 17/06/2025
Some text some message..