Khẩn trương thu hoạch nghêu đạt cỡ thương phẩm để hạn chế thiệt hại

Đó là khuyến cáo của Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang trước tình hình nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao tại vùng nuôi nghêu ven biển trọng điểm của tỉnh (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông) hiện nay và trong thời gian tới.

thu hoạch nghêu

Theo Thông báo kết quả quan trắc môi trường và mầm bệnh ngày 14/4/2016 của Chi Thú y, nhìn chung các chỉ tiêu môi trường vùng nuôi nghêu tại khu vực quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép. Có sự hiện diện của ký sinh trùng Perkinsus sp. trong mẫu thu tại 02 vùng nuôi trên. Tuy nhiên, cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp. thấp chưa có khả năng gây ảnh hưởng cho nghêu nuôi.

Trước tình hình nắng nóng kéo dài và độ mặn sẽ còn tăng cao trong thời gian tới, Chi cục Thú y đề nghị người nuôi nên khẩn trương thu hoạch nghêu đạt kích cỡ thương phẩm nhằm hạn chế nguy cơ thiệt hại có thể xảy ra. Thường xuyên theo dõi tình hình nghêu nuôi, kịp thời thông báo với chính quyền địa phương, Trạm Thú y hoặc  gọi  vào  điện  thoại  đường  dây  nóng  miễn  phí  của Chi cục Thú y khi  phát  hiện nghêu có dấu hiệu bất thường để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp xử lý.

Ông Võ Văn Dánh, nông dân có 6 ha nuôi nghêu ở ấp Cây Bàng, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết giá nghêu thương phẩm bán tại sân nghêu năm nay thấp hơn so với những năm trước. Hiện giá nghêu (không bao gồm công cào nghêu) loại 40-55 con/kg là 14.000-14.500 đồng/kg; nghêu loại 55-70 con/kg giá 12.000-13.000 đồng/kg; nghêu 70-90 con/kg là 9.000-11.000 đồng/kg. Thời gian gần đây, diện tích và sản lượng nghêu đạt kích cỡ thu hoạch khá lớn nhưng nghêu chủ yếu bán thị trường nội địa, sản lượng tiêu thụ rất hạn chế nên người nuôi gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Văn Hai, Trưởng Ban Quản lý Cồn Bãi (đơn vị được UBND huyện Gò Công Đông giao quản lý 350 ha bãi bồi nuôi nghêu ven biển thuộc xã Tân Thành), hiện nay nghêu cỡ 50-60 con/kg có giá thành sản xuất khoảng 8.000-10.000 đồng/kg (tùy theo thời điểm và chất lượng nghêu giống). Do đó, trong điều kiện phát triển thuận lợi, với giá nghêu 13.000-14.000 đồng/kg như hiện nay thì người nuôi nghêu vẫn có thể sống được với mức lãi khoảng 20-30% so với vốn đầu tư; còn nếu nghêu chết gây thiệt hại 80-90% như năm 2015 thì coi như mất trắng.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hiện nay tổng diện tích thả nuôi nghêu của huyện Gò Công Đông là 2.000 ha; phần lớn các sân nghêu đang thu hoạch và đã thả giống trở lại trong cuối năm 2015 và đầu năm 2016. Trong đó, diện tích nghêu đạt cỡ thu hoạch (nghêu cỡ 40-90 con/kg) là 800 ha với sản lượng nghêu khoảng 5.000 tấn. Diện tích nghêu trung (nghêu cỡ 100-800 con/kg) là 600 ha với sản lượng nghêu 3.800 tấn. Diện tích nghêu mới thả giống (cỡ nghêu 4.500-8.000 con/kg) 600 ha với sản lượng nghêu khoảng 900 tấn.

Về giải pháp kỹ thuật để hạn chế thiệt hại cho người nuôi nghêu, ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản khuyến cáo: Người nuôi nghêu ở vùng cao triều cần tập trung khai thác toàn bộ hoặc di dời ra vùng hạ triều vì hiện nay nghêu trong giai đoạn mang trứng sẽ di chuyển bãi tìm nơi sinh sản và gây ra hiện tượng nghêu yếu. Người nuôi nghêu cần có biện pháp khai thông các vùng nước đọng lại ở các bãi nghêu để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa là điều kiện gây ra hiện tượng nghêu yếu và chết.

Đồng thời, người nuôi nghêu cần tăng cường công tác quản lý, thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của nghêu nuôi, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước như: nhiệt độ, độ mặn, pH nhằm sớm phát hiện các biến động thất thường của môi trường và tình hình sức khỏe của nghêu nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong 5 năm gần đây, nghêu nuôi thường chết hàng loạt gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho người nuôi nghêu trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4. Từ đầu năm 2016 đến thời điểm này, nghêu nuôi ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông vẫn phát triển bình thường nên có thể nói nghêu nuôi ven biển huyện Gò Công Đông đã vượt qua thời điểm nghêu chết hàng loạt hàng năm. Mong rằng, vụ nghêu năm 2016, người nuôi nghêu trúng mùa, được giá để nông dân nuôi nghêu bù lỗ được những thiệt hại trong những năm qua, tạo động lực để tiếp tục tái sản xuất, tạo nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

Tiền Giang, 24/04/2016
Đăng ngày 25/04/2016
Thành Công
Nuôi trồng

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 10:04 19/03/2025

Bền vững trong nuôi tôm công nghệ cao, hướng đi cho ngành thủy sản tương lai

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt cho đến tác động của biến đổi khí hậu, việc áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu.

Ao nuôi tôm
• 10:22 18/03/2025

Tăng sinh khối men vi sinh trong ngành nuôi trồng thuỷ sản có lợi gì?

Nuôi trồng thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm bệnh dịch, môi trường nuôi bị ô nhiễm, và hiệu quả tăng trưởng của đối tượng nuôi. Việc ứng dụng men vi sinh đã trở thành giải pháp hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe động vật thuỷ sản, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tăng năng suất nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:00 18/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 18:54 19/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 18:54 19/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 18:54 19/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 18:54 19/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 18:54 19/03/2025
Some text some message..