Khánh Hòa: Nhiều bất cập trong quy hoạch các vùng nuôi thủy sản

Theo Quy định tạm thời vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của UBND tỉnh (Quyết định số 395 ngày 2-2-2018), Vạn Ninh có 6 vùng nuôi theo quy hoạch. Tuy nhiên, một số vùng chưa thực sự phù hợp, người dân không mặn mà nên huyện đã đề nghị tỉnh xem xét bổ sung thêm một số vùng NTTS mới.

Nhiều bất cập trong quy hoạch các vùng nuôi thủy sản
Nuôi tôm hùm Bình Ba. Khánh Hòa

Chưa phù hợp

Quy định tạm thời ban hành cách đây 8 tháng nhưng tình hình thực hiện rất ì ạch, hầu như người dân không muốn thực hiện, đặc biệt là những vùng có ảnh hưởng của tác động tự nhiên cao.

Ông Lê Hoàng Vương - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh cho biết, xã có diện tích và mật độ nuôi biển lớn nhất huyện Vạn Ninh. Theo quy hoạch có 4 vùng nuôi. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện chồng lấn tại 2 vị trí. Tại khu vực Bãi Tranh trước đây đã cấp cho Công ty TNHH Ngọc Trai Sài Gòn thuê mặt nước và Bãi Lách (thôn Khải Lương) cấp cho Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang nên không còn diện tích. Bên cạnh đó, một số khu vực chưa phù hợp với việc NTTS. Cụ thể như: tại Nam Hòn Ông, sóng gió khắc nghiệt do ảnh hưởng của gió tây nam và gió nồm (gió đông nam) tác động rất lớn đến độ chịu đựng của lồng bè; khu vực Mũi Cổ Cò sóng to 4 mùa nên không thể nuôi ở đây. Hiện nay, tại khu vực Lạch Cổ Cò có hơn 100 lồng bè nhưng diện tích khu vực này lại bé, đồng thời có hiện diện của lồng bè nuôi của doanh nghiệp. Xã Vạn Thạnh đề xuất tỉnh quan tâm bổ sung thêm bãi nuôi mới tại Mũi Me. Ngoài ra, theo hướng dẫn một số vùng quy hoạch nuôi công nghiệp phải đầu tư kiểu lồng Na Uy. Tuy nhiên, hiện nay trong khu vực chỉ mới có doanh nghiệp đủ tiềm lực đầu tư, còn ngư dân do hạn chế về tài chính nên chưa đầu tư.

Ông Nguyễn Công Bằng - Chủ tịch UBND thị trấn Vạn Giã cho hay, các vùng NTTS mà tỉnh quy hoạch chỉ phù hợp với việc nuôi tôm hùm bông (tôm hùm sao). Trong khi đó, hiện nay việc nuôi tôm hùm bông gặp nhiều hạn chế do đầu tư cao, khó kiếm con giống, thời gian nuôi kéo dài. Tại thị trấn Vạn Giã, đa số ngư dân tập trung nuôi tôm hùm xanh, tôm hùm đỏ, hàu và rong. Những đối tượng này thích hợp với điều kiện sóng gió nhẹ, gần bờ, giàu thức ăn, phát triển nhanh, mau thu hoạch. Vì thế, ngư dân không mặn mà với các vùng NTTS theo quy định của tỉnh. Thị trấn Vạn Giã đề xuất các vùng NTTS mới tại Nam Hòn Vung và Rạn Cỏ. Những khu vực này không ảnh hưởng lớn đến vận tải thủy hay môi trường sinh thái.

Còn phải chờ

Do nhiều bất cập trong vấn đề quy hoạch các vùng NTTS trên địa bàn, mới đây huyện Vạn Ninh đã đề xuất bổ sung thêm 6 vùng nuôi mới là: Vũng Sim (Vĩnh Yên, Vạn Thạnh), Mũi Me (Hòn Mới, Vạn Thạnh), Bãi Búa - Bãi Gạo (Vạn Thạnh), Nam Hòn Vung (thị trấn Vạn Giã), Rạn Cỏ (thị trấn Vạn Giã), Cùm Meo (Vạn Hưng). Tuy nhiên, mới đây trả lời ngư dân Vạn Thạnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không đồng ý vùng Mũi Me bởi thuộc khu vực quy hoạch chi tiết Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế Vạn Ninh, thời gian qua, thực hiện Quy định tạm thời của tỉnh, huyện Vạn Ninh đã triển khai nhiều hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân. Huyện đã tổ chức 6 lớp tuyên truyền Quyết định 395 và các văn bản chủ trương phát triển thủy sản Khánh Hòa; tiến hành thả phao tiêu, cắm mốc xác định vị trí, ranh giới, quy mô, diện tích các vùng quy hoạch NTTS (23 phao tiêu, 8 bản chỉ dẫn); in ấn 2.500 bộ tài liệu tuyên truyền liên quan… Bên cạnh đó, huyện thành lập 3 tổ liên ngành thống kê số lượng lồng bè (Vạn Thạnh, Vạn Hưng, thị trấn Vạn Giã). Đến nay, 2 địa phương hoàn thành công tác thống kê lồng bè là Vạn Hưng và thị trấn Vạn Giã. Ngoài ra, các tổ công tác còn thực hiện việc vận động di dời và việc cam kết di dời theo kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Kinh tế Vạn Ninh cho biết, công tác vận động di dời lồng bè về các vùng quy hoạch hiện nay gặp nhiều khó khăn do có nhiều bất cập trong việc sản xuất thủy sản, gió to sóng lớn, vùng nuôi chồng lấn với doanh nghiệp… Tuy nhiên, các đề xuất của huyện về các vùng nuôi mới còn phải chờ ý kiến của HĐND tỉnh trong kỳ họp sắp tới mới có quyết định chính thức.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 04/10/2018
V.Lạc
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 20:22 02/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 20:22 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 20:22 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 20:22 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 20:22 02/02/2025
Some text some message..