Kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng nhờ Streptomyces spp

Nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu trường đại học Cần Thơ cho thấy tiềm năng ứng dụng Streptomyces spp trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt là đối tượng tôm thẻ chân trắng.

Kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng nhờ Streptomyces spp. Ảnh: i1.wp.com
Kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng nhờ Streptomyces spp. Ảnh: i1.wp.com

Streptomyces là vi khuẩn Gram dương, thuộc bộ Actinomycetales được tìm thấy ở hầu hết các các thủy vực và trong đất, các chủng Streptomyces có lợi có thể được coi là probiotic tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản với khả năng sinh tổng hợp kháng sinh, các chất kháng khuẩn, tạo ra một số emzym ngoại bào phân giải các hợp chất hữu cơ nhờ các hoạt chất enzyme như protease, amylase, cellulase, hỗ trợ sinh trưởng của các vi sinh vật và đảm bảo chất lượng nước.

(Tan và ctv., 2016). You và ctv. (2007) cũng đã chứng minh Streptomyces albus có khả năng sản xuất các hợp chất ức chế và các chất chuyển hóa liên quan đến sự hình thành màng sinh học của các tác nhân gây bệnh như V. harveyi, V. vulnifi cus, và V. anguillarum. Các nhóm Streptomyces RL8 và BMix-StrepMix cho tỷ lệ sống trên tôm gần 95% khi cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus CAIM 170 (Bentley và ctv., 2002). 

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Streptomyces lên chất lượng nước, vi khuẩn đường ruột, enzyme tiêu hóa và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tôm thẻ chân trắng với trọng lượng trung bình 0,48 ± 0,01 g được chọn để bố trí thí nghiệm với 4 nghiệm thức, bao gồm (i) Tôm được cho ăn thức ăn không bổ sung khuẩn (đối chứng) và thức ăn có bổ sung vi khuẩn Streptomyces tương ứng với 3 mật độ (ii) 106, (iii) 107 và (iv) 108 CFU/kg trong 63 ngày.

Kết quả cho thấy các thông số chất lượng nước bao gồm nhiệt độ, pH, DO, COD, TSS, độ kiềm, TAN và N-NO2- ở các nghiệm thức bổ sung khuẩn và đối chứng không có sự chênh lệch đáng kể. Mật độ vi khuẩn Streptomyces sp. trong ruột tôm ở nhóm bổ sung vi khuẩn cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Nghiệm thức bổ sung vi khuẩn Streptomyces ở mật độ 107 và 108 CFU/kg giúp giảm đáng kể mật độ tổng khuẩn Vibrio sp. trong ruột tôm.

Mật độ vi khuẩn Mật độ vi khuẩn Streptomyces spp. (A) và tổng Vibrio spp. (B) trong ruột tôm thí nghiệm.

Các enzyme tiêu hóa như α-amylase, β- galactosidase, protease và Leu-aminopeptidase ở nhóm bổ sung vi khuẩn Streptomyces đạt hoạt tính cao nhất ở cả hai nhóm bổ sung mật độ 107 và 108 CFU/kg. Tăng trưởng về khối lượng (WG), tốc độ tăng trưởng tương đối (DWG) và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (SRG) về khối lượng khác biệt không đáng kể giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, tỉ lệ sống, sinh khối của tôm và chỉ số FCR ở các nghiệm thức bổ sung Streptomyces được cải thiện đáng kể, đặc biệt là nghiệm thức bổ sung vi khuẩn Streptomyces ở mật độ 107 CFU/kg.

Tóm lại, việc bổ sung chủng Streptomyces vào thức ăn giúp kích thích tăng trưởng bằng cách đẩy mạnh khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm thông qua các enzyme protease, α-amylasevà lipase. Ngoài ra, tăng cường hệ sinh vật đường ruột và giảm thiểu mầm bệnh do Vibrio gây ra. 

Ngoài ra, Streptomyces được xem là nguồn protein triển vọng thay thế nguồn bột cá biển trong sản xuất thức ăn và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn trên tôm. Do đó, bổ sung Streptomyces vào thức ăn không chỉ mang lại các tác động tích cực của một probiotic mà còn giúp quản lý hiệu quả chi phí thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. 

Kết quả cho thấy tiềm năng to lớn của các chủng Streptomyces trong nuôi trồng thủy sản. Sự xâm nhập của vi sinh vật và sự sống sót trong ruột của tôm là điều kiện tiên quyết quan trọng đối với các chế phẩm sinh học tiềm năng trong tương lai. 

Đăng ngày 06/12/2022
Vũ Hùng Hải, Phạm Thị Tuyết Ngân, Vũ Ngọc Út, Huỳnh Trường Giang
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 15:31 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 15:31 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:31 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:31 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 15:31 19/03/2024