Làm gì để Quảng Nam phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản?

Quảng Nam có hai hệ thống sông chính là Vu Gia và Thu Bồn, với diện tích lưu vực gần 9.000 km2, cùng hệ thống sông ngòi khác và 73 hồ chứa lớn nhỏ với tổng lượng nước hữu ích gần 0,5 tỷ m3 nên rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt. Cạnh đó, chiều dài bờ biển lớn, chủ yếu là đất cát cùng với hệ thống sông Trường Giang chạy song song trên biển đã tạo nên tiềm năng, lợi thế để phát triển NTTS nước lợ với hai cửa thông ra biển, tạo thành hai trung tâm nghề cá của tỉnh.

phát triển ngành thủy sản
Ảnh minh họa: tepbac.com

Tiềm năng, lợi thế của NTTS ở tỉnh Quảng Nam chưa được khai thác nhiều do dịch vụ hậu cần chưa phát triển đồng bộ, cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ, công suất thấp, chất lượng con giống cung ứng chưa đảm bảo, cơ sở hạ tầng vùng nuôi, nhất là vùng triều còn rất sơ sài, công trình ao nuôi xuống cấp, môi trường vùng nước lợ nhiễm bẩn, đặc biệt đối với các ao nuôi lót bạt trên cát chưa được xử lý, một số cơ sở nuôi trồng không nằm trong quy hoạch sản xuất giống thủy sản, nên không thể mở rộng quy mô đầu tư.

Tại các vùng NTTS chưa có hệ thống thủy lợi nước ngọt hợp vệ sinh, kể cả vùng đã được quy hoạch, xây dựng dự án phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, do đó, các hộ nuôi phải sử dụng nguồn nước lấy trực tiếp từ các sông, biển, giếng ngầm nên ô nhiễm nguồn nước cấp, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường. Khó khăn lớn nhất của việc phát triển NTTS hiện nay là ở khâu tổ chức sản xuất và đầu ra sản phẩm. Chất lượng sản phẩm làm ra chưa đạt hiệu quả, sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Số lượng doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh còn ít, sản lượng thu mua thấp, ảnh hưởng đến việc nuôi trồng của người dân.

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát triển NTTS tương xứng với tiềm năng, lợi thế, trong thời gian đến, tỉnh Quảng Nam cần hỗ trợ người dân trong khâu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, có cơ chế hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất con giống, hỗ trợ trong việc thực hiện quy hoạch, khoanh vùng nuôi trồng, thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích liên kết sản xuất, chế biến và thương mại thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm; hỗ trợ khi dịch bệnh, thiên tai xảy ra. Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành có trình độ cao, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất cho người dân.

CAND, 30/11/2015
Đăng ngày 02/12/2015
Thạch Hà
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:07 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:07 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:07 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:07 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:07 30/11/2024
Some text some message..