Không giống như những loài bạch tuộc khác mà con cái thường có thói quen ăn bạn tình sau khi giao phối, loài bạch tuộc lớn có sọc ở Thái Bình Dương lại ôm thắm thiết bạn tình bằng vòi và các giác bám của chúng trong lúc giao phối.
Ngoài ra, loài vật này cũng có thể chuyển các sọc và đốm từ màu đỏ sẫm sang màu đen và trắng đồng thời có thể chuyển cơ thể từ bẹp sang phồng.
Mặc dù các nhà khoa học không biết nhiều về điều kiện sống tự nhiên của loài bạch tuộc này, các nhà khoa học tin rằng chúng thường sống trong các nhóm lớn với hơn 40 loài bạch tuộc khác nhau.
Bạch tuộc được biết đến với những trò hề thông minh của chúng, bao gồm cả những cách ngụy trang khác nhau.
Ví dụ, bạch tuộc đại tây dương (tên khoa học là Macrotritopus defilippi) bắt chước cá bơn bằng cách bơi về phía trước với các vòi quét về phía sau giống như vây cá bơn. Loài bạch tuộc này thậm chí vặn xoắn cơ thể mềm mại của mình để cả hai mắt chuyển sang bên trái không khác gì cá bơn.
Trong khi đó loài bạch tuộc bắt chước (tên khoa học là Thaumoctopus mimicus) có thể thay đổi màu sắc và hình dạng của nó để nhại theo tất cả các loài vật từ rắn biển và cua khổng lồ cho đến cá đuối gai độc.