Theo trang Discovery, cơ chế “phóng và bắt” tinh trùng độc đáo của hàu là trường hợp đầu tiên kiểu này được phát hiện ở sinh vật giáp xác. Lâu nay, người ta vẫn cho rằng việc phóng tinh trùng để thụ tinh cho trứng ở các loài giáp xác diễn ra nhờ giao hợp.
Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học khám phá ra rằng, quá trình này diễn ra ít thân mật hơn, ít nhất ở loài hàu – loài sinh vật có đa số các cá thể là lưỡng tính, sử hữu cả cơ quan sinh dục đực và cái.
Nhà nghiên cứu Marjan Barazandeh đến từ Đại học Alberta và các cộng sự đã đưa ra kết luận trên sau khi thu thập những con sò cổ ngỗng (tên khoa học là Pollicipes polymerus) phổ biến ở đông bắc Thái Bình Dương.
Thông qua quan sát và phân tích hóa học, nhóm nghiên cứu nhận thấy “một tỷ lệ lớn trứng được thụ tinh nhờ tinh trùng tóm bắt trực tiếp từ nước. Việc tóm bắt tinh trùng xảy ra 100% ở những cá thể hàu cô đơn và lên tới 24% ở những cá thể hàu đã có bạn tình kề cận”.
“Chuyện ấy” ở loài hàu do đó bao gồm việc một số cá thể dùng dương vật bắn tinh trùng vào nước trong khi số khác “vợt” số tinh trùng đó để thụ tinh cho trứng. Điều này giống như việc thụ tinh gián tiếp mà không cần giao hợp.
Nhóm nghiên cứu kết luận, các khám phá mới đã lật nhào những quan niệm đã có từ hơn thế kỷ nay về việc những con hàu có thể làm gì và không thể làm gì đối với việc chuyển giao tinh trùng. Chúng cũng dấy lên những câu hỏi thú vị về khả năng tóm bắt tinh trùng ở các loài khác.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, khi bị mắc kẹt, hàu thường duy trì sự sống bằng cách dán chặt mình vào các bề mặt. Bản thân điều đó dường như tạo ra trở ngại lớn cho việc sinh sản của chúng. Tuy nhiên, rõ ràng là các con hàu đã vượt qua được những thách thức này bằng cơ chế tóm bắt tinh trùng độc nhất vô nhị.