Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.

tôm thẻ chân trắng
Ngành nuôi tôm đang phát triển rất nhanh ở các nước châu Á nhưng phải đối mặt với nhiều mầm bệnh nghiêm trọng. Ảnh minh họa.

Ngành công nghiệp tôm đã phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, chẳng hạn như virus hội chứng đốm trắng (WSSV), virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV), VAHPND, SHIV, virus đầu vàng (YHV), virus gây hội chứng Taura (TSV). 

Trong thập kỷ qua, ngành này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi một số bệnh mới xuất hiện và tái xuất hiện. Một trong những bệnh chính đó là AHPND còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh này đã dẫn đến tỷ lệ tôm chết nghiêm trọng (lên đến 100%) trong quần thể tôm thẻ chân trắng và tôm sú và gây những tổn thất kinh tế đáng kể cho ngành nuôi tôm. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh AHPND là đường tiêu hóa rỗng, dạ dày có màu trắng đục, gan tụy teo, tôm lờ đờ, bỏ ăn và vỏ mềm (Leano and Mohan, 2012). AHPND lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc năm 2009 và đang nổi lên ở các nơi khác trên khắp Đông Nam Á, như: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines (Flegel, 2012; Leano và Mohan, 2012; Lightner và cs, 2012, Leobert và cs, 2015).

Tác nhân gây bệnh của AHPND được xác định là các chủng duy nhất của Vibrio parahaemolyticus (Tran Lộc và cs, 2013). Một độc tố nhị phân PirABvp, có sự tương đồng với độc tố tiêu diệt côn trùng (Pir) của Photorhabdus, được chứng minh là yếu tố độc lực của bệnh này. Năm 2016, Han và cộng sự đã tìm thấy 4 chủng V. campbellii có chứa hai gen pirAvp và pirBvp, có khả năng gây bệnh AHPND trên tôm. Điều này khẳng định 2 gen pirAvp và pirBvp chịu trách nhiệm trong việc quyết định độc tính của vi khuẩn gây bệnh AHPND và chúng có thể lan truyền theo chiều ngang giữa các loài vi khuẩn (từ V. parahaemolyticus sang V. campbellii) trong các ao nuôi tôm.

Gần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) xảy ra ở nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc từ cuối năm 2019. 

Trong khi bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND xảy ra trong vòng 35 ngày sau khi thả tôm vào ao nuôi và trong một số trường hợp nghiêm trọng sự khởi đầu của các dấu hiệu lâm sàng của AHPND bắt đầu sớm nhất là 10 ngày sau khi thả nuôi. Thì bệnh hậu ấu trùng trong suốt TPD thường xảy ra trong giai đoạn hậu ấu trùng PL 6-12 ngày tuổi, sớm hơn nhiều so với AHPND.

Trong nghiên cứu của FengYang và cộng sự 2021, bệnh này TPD ảnh hưởng đến đến tôm thẻ chân trắng giai đoạn hậu ấu trùng 6-12 ngày tuổi và bệnh dẫn đến tỉ lệ chết hơn 90% trong vòng 24-48 giờ sau khi có dấu hiệu đầu tiên của các cá thể bất thường.

tôm
A, D tôm khỏe mạnh, B & E là tôm bị bệnh trong tự nhiên, C&F là tôm trong thử nghiệm gây bệnh. Ảnh từ nghiên cứu FengYang và cộng sự 2021.

Các dấu hiệu lâm sàng tổng thể điển hình bao gồm đường ruột rỗng không có thức ăn và gan tụy nhợt nhạt hoặc không màu làm cơ thể tôm bị bệnh nhìn trong suốt. Nghiên cứu mới đây của FengYang và cộng sự 2021 đã chỉ ra rằng “bệnh hậu ấu trùng thủy tinh” là do một tác nhân truyền nhiễm gây ra.

Ba chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây chết tôm cao là: chủng vp-HL-201910, vp-HL-202005 và vp-HL-202006 được phân lập từ tôm hậu ấu trùng nhiễm bệnh tự nhiên được thu thập từ các trang trại khác nhau. Chúng có liên quan rất chặt chẽ với nhau vì 16S rRNA và Gene Thermolabile Hemolysin của chúng giống hệt nhau. Các chủng này phát sinh bệnh lý giống nhau trên tôm thí nghiệm và có thể được phân lập lại thành công

mô bệnh học
A hình ảnh tôm. B hình mô bệnh học. Control shrimp tôm khỏe mạnh, Challenged shrimp tôm bị gây bệnh trong phòng thí nghiệm. Ảnh từ nghiên cứu FengYang và cộng sự 2021.

Nghiên cứu gây bệnh cho tôm trong phòng thí nghiệm cho thấy cấu trúc bình thường của ống gan tụy và biểu mô ruột giữa bị phá hủy nghiêm trọng do chủng vi khuẩn đại diện là vp-HL-202005.

“Bệnh hậu ấu trùng trong suốt” do chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mới có khả năng gây chết cao. Các nhà khoa học đổi tên nó thành “highly lethal Vibrio disease” Bệnh Vibrio gây chết cao (HLVD). Nghiên cứu so sánh cho thấy rằng chủng vi khuẩn mới vp-HL-202005 có độc lực cao gấp 1000 lần so với chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Hơn nữa, chất nổi không có tế bào vi khuẩn của vp-HL-202005 vẫn gây ra triệu chứng tương tự ở tôm hậu ấu trùng, điều này cho thấy rõ ràng rằng bệnh là do (các) độc tố vi khuẩn gây ra. 

Chủng HLVD gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở gan tụy và ruột giữa và chủng này có độc lực mạnh hơn nhiều so với chủng AHPND do đó nó là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nghề nuôi tôm.

Bạn đọc có thể tìm hiểu Bệnh hậu ấu trùng trong suốt trên tôm thẻ tại đây

Đăng ngày 20/11/2021
Lệ Thủy
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 05:40 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 05:40 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 05:40 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 05:40 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 05:40 25/04/2024